Sử dụng rễ cây dạ lan hương nước để loại bỏ asen ra khỏi nước

Tác giả Parvez I . Haris và các cộng sự thuộc đại học De Montfort Leicester, Anh, cho biết, những chiếc rễ cây đã được sấy khô của cây dạ lan hương nước - Eichhornia Crassipes - sẽ làm giảm nhanh chóng hàm lượng asen trong nước xuống mức thấp hơn giá trị cho phép đối với nước uống do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) quy định.

Hiện nay, đang có tình trạng nước uống bị nhiễm asen ở nhiều vùng trên thế giới. đặc biệt là ở Bănglađét có đến hơn 60% nước ngầm có chứa hàm lượng asen vượt quá giá trị cho phép của WHO.

Loại cây dạ lan hương nước là loại cây phát triển rất nhanh trong khu vực đầm, hồ và các sông ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, thường làm ách tắc vận tải thủy và gây ra một số vấn đề khác. Nhóm nghiên cứu của De Montfort đã sử dụng loại cây này ở hồ Dhaka, Bănglađét, đem phơi khô chúng trong không khí, nghiền rễ cây khô thành dạng bột mịn để làm nguyên liệu xử lý nước. Các nhà nghiên cứu cho thấy rằng, hơn 93% asenit [As (III)] và 95% asenat [As (V)] sẽ được loại bỏ khỏi nước có chứa 200mg asen/lít trong vòng 60 phút tiếp xúc với loại bột này. Hàm lượng của asen trong nước sau khi xử lý thấp hơn so với giá trị quy định của WHO (10mg/lít). Loại cây này đã trở thành vật liệu hữu ích để giúp đỡ cho người nghèo ở Bănglađét, Ấn Độ, Mông Cổ, Mêxico, Chi Lê và Thái Lan. đây được xem là một phương pháp xử lý nước rẻ tiền, có hiệu quả, làm giảm hàm lượng asen trong nước uống và chỉ cần sử dụng đến nguyên liệu có sẵn tại địa phương.

Chú thích thêm : asen= thạch tín(tiếng việt). Tác hại của nó : hàm lượng asen trong nước ăn cao gấp nhìu lần so với quy định dễ gây ra ung thư và các bệnh về tim mạch

Có bác nào biết cây này ở Việt Nam ta thường mọc ở đâu ko?Nếu có hình ảnh thì send cho mình với.Mình thấy đề tài nầy hay quá,Mình muốn tìm hiểu thêm về nó.Thanks a lot.

Dạ lan hương thích mọc ở những nơi có ao hồ, vì vậy bạn có thể tìm loại cây này ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, miền Tây Nam bộ.

Đây là hình ảnh cây dạ lan hương hay còn gọi là bèo tây. Nếu bạn muốn biết về cây này nhiều hơn thì lấy tên khoa học của nó mà search trên google ha. Theo mình tìm được thì cây bèo tây còn hấp thụ được các kim loại nặng khác trong nước như chì, thủy ngân, strontium. Nó còn có nhiều công dụng khác nữa, nhưng mình thấy công dụng lọc nước là hay nhất (đương nhiên lọc cũng chỉ giới hạn)