sự thủy phân kl chuyển tiếp

Tui xin phép nói thêm 1 chút về danh pháp của phức chất trên nha :mohoi (

Theo danh pháp Werner thì nguyên tử trung tâm trong nội cầu phức ứng với các số oxy hóa bên dưới sẽ có tận cùng là: +1: a +2: o +3: i +4: e ------> “anh không yêu em” - “a o i e” ^^ (quy tắc tui chế đóa ^^) K3[Fe(CN)6]: Fe(III) —> feri

K4[Fe(CN)6]: Fe(II) —> fero

Ngày nay, danh pháp Werner và danh pháp màu sắc không được thông dụng và người ta đã đi đến thống nhất là đọc tên theo quy tắc IUPAC.

K3[Fe(CN)6]: kali hexacyanoferrat (III) - potassium hexacyanoferrate (III)

K4[Fe(CN)6]: kali hexacyanoferrat (II) - potassium hexacyanoferrate (II)

Sau đây là các ứng dụng của phức cyanoferrate: Applications The compound has widespread use in blueprint drawing and in photography (Cyanotype process). Iron and copper toning involve the use of potassium ferricyanide. Potassium ferricyanide is used as an oxidizing agent to remove silver from negatives and positives, a process called dot etching. In color photography, potassium ferricyanide is used to reduce the size of color dots without reducing their number, as a kind of manual color correction. The compound is also used to temper iron and steel, in electroplating, dyeing wool, as a laboratory reagent, and as a mild oxidizing agent in organic chemistry. It is also used in photography with sodium thiosulfate (hypo) [3] to reduce the density of a negative where the mixture is known as Farmer’s reducer; this can help offset problems from overexposure. Variants of Farmer’s reducer can also be used as the intermediate step in reversal photography to dissolve the silver image produced by the first development.

Potassium ferricyanide is also one of two compounds present in ferroxyl indicator solution (along with phenolphthalein) which turns blue (Prussian blue) in the presence of Fe2+ ions, and which can therefore be used to detect metal oxidation that will lead to rust. It is possible to calculate the number of moles of Fe2+ ions by using a colorimeter, because of the very intense color of Prussian blue Fe4[Fe(CN)6]3.

Potassium ferricyanide is often used in physiology experiments as a means of increasing a solution’s redox potential (Eo’ ~ 436 mV at pH 7). Sodium dithionite is usually used as a reducing chemical in such experiments (Eo’ ~ −420 mV at pH 7).

Potassium ferricyanide is the main component of Murakami’s etchant for cemented carbides.

Cảm ơn bạn nhiều!Bạn có biết tài liệu nào nói về vấn đề này không? Có thể giới thiệu cho mình tham khảo được chứ. Theo mình nghĩ thì trong nước sẽ xảy ra các phản ứng: [Co(NH3)6]Cl3 -> [Co(NH3)6]3+ + 3Cl- [Co(NH3)6]3+ + H2O <-> [Co(NH3)5H2O]3+ + NH3 NH3 + H2O <-> NH4+ + OH- => Trong nước [Co(NH3)6]Cl3 cho một trường bazo yếu. Hơn nữa, khả năng tách H+ của NH3 là rất yếu.

Sự thủy phân cho thấy rằng các kim loại chuyển tiếp gần như là các axit lewis đặc thù, có nhiều ứng dụng trong tổng hợp hữu cơ, tuy nhiên có cái bất cập là hợp chất thường gặp của nó dễ bị “bốc hơi” trong không khí, thành ra phải bảo quản cẩn thận. Em nghĩ đây là vấn đề hay đấy chứ, nhưng sao không thấy ai đặt câu hỏi sâu hơn một chút về nó nữa nhỉ? Em đưa ra vấn đề anh em cùng thảo luận nhé!! Mức độ thủy phân mạnh hay yếu ngoài phụ thuộc vào bán kính của nguyên tử (Như bài anh Tieulytamhoan đã viết) thì bản chất của tinh thể kim loại có tác động gì hay không.

Xin nhờ mọi người chỉ giúp về khả năng tạo phức của các alkanolamine với Fe hay hợp chất của Fe. Nguyên lý phản ứng tạo phẩm cuối là gì? (ví dụ cho trường hợp tri-isopropanol amine)

Ka của [Co(NH3)5H20]3+ trong nước cũng chỉ 2,04.10^-6 thôi nên có lẽ [Co(NH3)6]3tính axit phải yếu lắm:cuoimim (

NH3 là phối tử trường mạnh hơn nên H20 không thay thế hoàn toàn nó được đâu,trong phức chất nếu phối tử có H thì H này sẽ bị dương điện hơn bình thường (do e- của phối tử bị lệch về phía Ion trung tâm ,nên có sự phân bố lại e- trong phối tử) nên tính axit tăng lên ngoài ra còn tính đến lực đẩy giữa ion trung tâm với H (cùng điện tích dương hay chính xác là giàu điện tích dương):cuoimim (

Mình thấy các bạn nói về tính ãit của phức chất cũng khá nhiều. Mấy bạn có thể cho mình hỏi câu này không? Đó là nghiên cứu tính axit của phức chât có ứng dụng gì vây?

các kim loại chuyển tiếp dễ bị thủy phân hơn kim loai phân nhóm chính. điều đó là do nó còn các orbital d trống với mức năng lượng cao,giống như 1 acid lewis. ngoài ra yếu tố phân cực ion sẽ quyết định thủy phân mạnh hay yếu

vậy thì iot (I2) với hệ trực giao tâm diện thì có số phối trí là bao nhiêu?

trong phức chất, SPT là số nguyên tử hoặc nhóm nguyên tử liên kết trực tiếp với nguyên tử trung tâm. SPT phụ thuộc vào bản chất của nguyên tử trung tâm và phối tử. Vd. trong phức chất [Co(NH3)6]3+, SPT của Co3+ là 6; trong phức chất [CoCl4]2-, SPT của Co2+ là 4; trong phức chất [Zn(NH3)4]2+, SPT của Zn2+ là 4.

câu 1 : Tác dụng với oxi ở nhiệt độ cao (trừ Pt), ở nhiệt độ rất cao các oxit bị phân hủy và kim loại được coi như ngừng phản ứng với oxi, tại sao? câu 2: Tại sao Ru không bị axít ăn mòn, nhưng bị Halogen ăn mòn? câu 3 : Tại sao Rh tan một phần trong nước cường thủy nhưng bột Rh tan hoàn toàn trong H2SO4đ câu 4 : vì sao chỉ có kim loại Hg ở dạng lỏng?:021:

:24h_036:

THEO TỚ LÀ DO TƯƠNG TÁC YẾU GIỮA CÁC NGUYÊN TỬ KIM LOẠI DO CẤU HÌNH TƯƠNG ĐỐI BỀN D10 CẢN TRỞ CÁC ELECTRON D THAM GIA LIÊN KẾT KIM LOẠI. CÓ GIẢ THIẾT CHO RẰNG TRONG THỦY NGÂN LỎNG TỒN TẠI NHỮNG PHÂN TỬ GIẢ HG2

Trước hết, những câu hỏi của bạn là không có giá ttrị gì mấy, tuy nhiên cũng có vài gợi ý cho bạn như sau: Câu 1: Không có gì để bàn, vì điều đó ai cũng hiểu:24h_056:! Câu 2: Halogen có tính oxi hoá mạnh hơn H+ (axit) rất nhiều nên Ru bị halogen ăn mòn mà k bị axit ăn mòn là chuyện bình thường. Cu, Ag cũng thế thôi Câu 3: Rh tan hay không tan trong các axit hay hỗn hợp axit k chỉ phụ thuộc vào tính oxi hoá - khử của axit mà còn phụ thuộc vào độ tan của muối tạo thành. Theo tôi nghĩ muối clorua của Ru ít tan nên hạn chế khả năng phản ứng. Muối nitrat của Rh không tồn tại (cũng như muối nitrat của Pb(4+), Sn(4+) cũng k tồn tại- vì sao nhỉ? Hihi). Trong khi muối sunfat của Rh có thể tan. Vì vậy nó có khả năng tan trong H2SO4đ. Một vấn đề có thể xảy ra nữa là trong H2SO4đ, có thể tạo muối axit dễ tan hơn muối trung hoà. Câu 4: Bạn đã có câu trả lời rồi! Do cấu hình electron và do cấu trúc tinh thể quyết định. Mong nhận được trao đổi thêm

Bạn nào biết thông tin về tính acid-base của phức chất làm ơn cho mình biết với.:vanxin( Mình có đọc sách của thầy Nhâm về vấn đề này nhưng chỉ thấy nói tính acid thôi. Ai có thể giải thích giùm mình tại sao Cu(OH)2 là base yếu, nhưng Cu(NH3)42 có tính base mạnh hơn ko?:017: giúp mình với

-Với Cu(OH)2 trong nước có các cân bằng: Cu(OH)2 -> Cu(OH)+ + OH- Cu(OH)+ -> Cu2+ + OH- Cu(OH)2 + OH- -> Cu(OH)3- Cu(OH)3- + OH- -> Cu(OH)42- Các hằng số cân bằng của các cân bằng trên là rất nhỏ. Do đó dung dịhc có tính base yếu.

  • Với Cu(NH3)42: Cu(NH3)42 -> [Cu(NH3)4]2+ + 2OH-. (phân li mạnh) Do đó có tính base mạnh hơn rất nhiều! (Ngoài ra [Cu(NH3)4]2+ có các cân bằng phân li cho NH3 cũng làm tăng tính base)

cám ơn bạn nhiều nghen :012:

mình có thể giải thích đơn giản như sau ta chỉ việc lấy R của ion trung tâm chia cho R của ligand thì ta sẽ xác định được một tỉ lệ dựa vào đó ta xác định được số phối trí:24h_092: ví dụ :kết quả tỉ lệ cho phối trí 0=>0.155=>0.225=>0.414 =>0.590lần lượt cho 2,3,4(td),4(vuông phẳng) 0.444=>0.732 :6 >0.645:7,8:24h_092:

Anh chị oi cho em hỏi bài toán sau: Giải thích độ bền của ìon phức: [FE(CN)6]3- + e = [[FE(CN)6]4- Eo=0,36v [FE(H2O)6]3+ + e =[FE(H20)6]2+ Eo=0,77v :015::015::015:

Do thế của cặp [Fe(CN)6]3-/[Fe(CN)6]4- < Cặp [Fe(H2O)6]3+/[Fe(H20)6]2+ nên tính oxi hoá của Fe(III) giảm khi có mặt CN- để tạo phức. Do tính oxi hoá giảm nên độ bền của [Fe(CN)6]3- bền hơn [Fe(CN)6]4-.

Các bạn có thể tham khảo: Eo([Fe(CN)6]3-/[Fe(CN)6]4-) = Eo([Fe(H2O)6]3+/[Fe(H20)6]2+) + 0,059.lg Beta([Fe(CN)6]3-)/Beta([Fe(CN)6]4-) -> lg Beta([Fe(CN)6]3-)/Beta([Fe(CN)6]4-) = 0,041/0,059 = 6,95. <-> Beta([Fe(CN)6]3-) = 10^6,95.Beta([Fe(CN)6]4- Thân!

Vâng cảm ơn anh a!:24h_012: