tại sao Natri chạy trên mặt nước???????

khi cho một mẩu Natri vào một chậu nước thì lúc đầu khi thả vào nước thì mẩu Na chìm xuống, sau đó lập tức nổi lên liền vào hình dạng chuyển thành hình cầu như quả bóng vậy. Sau đó nó chuyển động và chạy trên mặt nước , vừa chạy vừa xoay đều, theo thời gian nó nhỏ dần và chạy nhanh dần…đến khi hình dạng nó chỉ bằng một hạt sỏi nhỏ thì nó chạy rất nhanh và bát đầu phát ra tia lửa ,và cuối cùng khj phản ứng kết thúc nó phát phát ra tia lửa sáng… vậy cho mình hỏi vì sao có những hiện tượng đó.vì sao Na có hình dạng là hình cầu tròn?vì sao nó nổi và chạy trên mạt nước,vừa chạy vừa xoay đều?vì sao khi kích thước nhỏ nó mới phát ra tia lửa?.. các bạn giải thích cho mình với!!! hơi chi tiết một chút các bạn nhé !!!1 mình cảm ơn nhiều!!!:24h_048:

em nghĩ là do kim loại Na có khối lượng riêng nhẹ hơn nước dH2O = 0.999841 ; dNa = 0.927 Kim loại Na nhẹ hơn nước nên khi phản ứng tạo ra H2 đẩy miếng kiêm lọa chạy trên mặt nước, sỡ dĩ nó bốc lửa là vì khí phản ứng thì tỏa nhiệt, vì vậy khi tới một nhiệt độ nhất định hình như là 97.83 độ C thì nó bốc cháy ?

[b][SIZE=“4”]Mình giải thích theo cách hiểu của mình nhé ^^

  • Mẩu Na chìm xuống do gia tốc trọng trường khi ta thả từ một độ cao nào đó vào nước
  • Vào nước nó lập tức phản ứng tạo khí H2 đẩy mẩu Na lên ( thực tế thì tớ chả thấy mẩu Na nào chìm hẳn xuống, thả mẩu to to tí nó nổ luôn @@ ) , cộng thêm cả d của Na nhỏ hơn của nước nữa.
  • Mẩu Na có dạng hình cầu do Na rất mềm, bị các lực tác động tạo thành hình cầu. ( Còn tác dụng ntn, và tại sao hình cầu được hình thành thì hỏi các bạn vật lí chắc các bạn í rõ hơn ^^ , nếu mình nhớ không nhầm là do hình cầu có sức căng bề mặt lớn nhất … )
  • Chạy trên mặt nước và vừa chạy vừa xoay do H2 được giải phóng tạo lực đẩy thôi :expressionless:
  • Vận tốc nhanh dần do khối lượng giảm dần, mà vận tốc phản ứng giữ nguyên => lực đẩy là const -Khi nào lượng nhiệt do phản ứng tỏa ra đủ cung cấp cho phản ứng cháy giữa H2 và O2 thì sẽ có tia lửa. Nên ban đầu không thể cháy luôn. Còn mình nghịch mấy lần thì thấy nó chạy chục vọng là có tia lửa rồi chứ không nhất thiết phải bé tí mới có lửa Sai sót gì các bạn giúp mình fix nhé :"D[/SIZE][/b]

khi thả natri vào nước, Na pứ rất mãnh liệt với nước, pứ này tỏa một nhiệt lượng rất lớn đủ làm Na nóng chảy,nên thực ra bi giờ Na ở thể lỏng chứ ko phải là thể rắn nữa,vì ở thể lỏng cho nên ta mới thấy Viên Na có dạng hình cầu do sức căng bề mặt. pứ này tạo ra hidro nên viên Na sẽ chạy vòng vòng trên mặt nước do phản lực của khí,tất nhiên nó sẽ chạ:24h_067:y theo hướng ngược với chiều tạo ra nhìu khí nhất.khi mà lượng hidro tạo ra có đủ tỉ lệ để tạo thành hh nổ với oxi thì viên Na cháy.Nếu làm thí nghiệm này mà bỏ phenolphtalein vào nước thì đẹp mắt lắm! Các bạn làm thử đi nhé!

cái này mình cũng đc trực tiếp làm rồi, và quan sát kĩ đc hiện tượng như thế này: ban đầu mẩu Na chìm xuống do khối lượng riêng lớn hơn nước, sau đó do có pư với nước tạo ra khí H2 nên đẩy cục Na lên. Pư này toả nhiều nhiệt, khiến Na nóng chảy, mà Na lỏng là chất ko díng ướt(hình như vậy) nên do sức căng bề mặt giữa chất dính ướt - ko dính ướt mà nó bị co lại thành mặt có diện tích nhỏ nhất - hình cầu. Đồng thời khí sinh ra khi pư làm nó chuyển động hỗn loạn trên mặt nước. Trên kênh Discovery cũng từng làm thí nghiệm cho rất nhiều Na\K vào nước để phá tường, mặc dù ko phá đc nhưng nổ thật kinh hoàng

Về việc viên Na bị vo tròn lại không cần bàn cãi nữa. Đó là do Na pư với nước và tỏa ra một nhiệt lượng rất lớn, làm viên Na nóng chảy, rồi viên Na bị vo tròn lại do sức căng bề mặt (mình cũng xin góp ý thêm, có thể giải thích do áp suất bên ngoài tác động, khiến nó có xu hướng vo tròn lại thành hình cầu - V min, giống như giọt nước trong chân không vậy). Còn về hiện tượng viên Na chạy trên mặt nước thì mình có ý kiến khác. Theo mình, khí H2 rất nhẹ, khó có thể đẩy viên Na chuyển động nhanh trên mặt nước như vậy, chưa kể đến việc viên Na thoát khí ra gần như đều từ các phía, do đó phản lực hầu như bị triệt tiêu. Theo mình, nguyên nhân chính là do nhiệt lượng tỏa ra từ pư khiến cho nước xung quanh viên Na sôi lên, tạo ra các bong bóng nước, các bong bóng đó vỡ ra, đẩy viên Na chạy trên mặt nước hỗn loạn. Rất dễ hình dung là các bong bóng sinh ra từ các phía của viên Na không cùng lúc, và vỡ ra cũng không cùng lúc càng dễ hơn (dễ hơn việc khí H2 sinh ra không đều đúng không). Trên đây là những điều mình học được từ một người bạn, mình thấy hợp lý nên muốn trao đổi với các bạn. Mong nhận được ý kiến trao đổi thêm!

a cho em hỏi tại sao khi cho 1 miếng Na to vào nước lại nổ ngay lập tức?..liệu khi vừa cho vào khí H2 đã kịp sinh ra để phản ứng vs 02 chưa??

Mình có ý kiến cá nhân như sau: Natri thường được bảo quản trong dầu, nên khi bạn cho vào thì lớp dầu sẽ tách ra, natri mới tác dụng với nước. Còn viên to cho vào, theo mình nghĩ do sức căng bề mặt lớn nên lớp dầu tách ra làm natri tiếp xúc ngay với nước, sinh ra hydro, tỏa nhiệt nhanh. Đồng thời natri có M=23 dvC, khá nhỏ, nên khi bạn lấy 1 miếng ta thì nó nhiều lắm đấy. Mà mình nghĩ đừng nên ném miếng to quá, vừa hao vừa nguy hiểm.:021_002::021_002: Thân ái.