thí nghiệm Tsvet

giúp em với năm 1903 ông tsvet đã tiến hành tách thành công diệp lục tố bằng cột nhôm oxit.Vậy ông đã tiến hành thí nghiệm như thế nào?

Ông T-soét làm thí nghiệm tách các chất sắc tố trong lá cây năm 1903 đánh dấu sự ra đời của sắc ký bằng cột chứa bột canxi carbonat chứ không không phải bột nhôm oxid. Còn dung môi ông dùng để rửa giải thì không biết ông xài cái gì…

Theo em được biết thì đó là ether dầu hỏa và ethanol.

Mikhail Semyonovich Tsvet (còn được viết thành Tsvett, Tswett, Tswet, Zwet, và Cvet) sinh ra ngày 19 (hoặc 14??).05.1872 ở Asti, Italy nhưng mang quốc tịch Nga. Mẹ ông đã qua đời nhanh chóng sau khi sinh hạ ông. Ông lớn lên ở Geneve, Thụy Sĩ. Ông lấy bằng tiến sĩ khoa học năm 1896 ở ĐH Geneve và bằng tiến sĩ thực vật học ở ĐH Warsaw năm 1910. Ông mất ngày 26.06.1919, hưởng dương 47 tuổi. (tham khảo thêm chi tiết trong Wikipedia).

Ông Tsvet phát minh ra sắc ký vào năm 1901 trong lúc tiến hành nghiện cứu về sắc tố thực vật. Ông dùng sắc ký cột với chấp hấp thu là CaCO3 (như Minh Trực đã trình bày) và hệ dung ly là petrol ether / ethanol để tách chlorophylls (diệp lục tố ) và carotenoids (diệp hoàng tố). Ông trình bày phương pháp tách tại hội nghị lần thứ XI của những nhà Tự nhiên học và Vật lý học vào ngày 30.12.1901 sau này bài báo đầu tiên về sắc ký được miêu tà trong cuốn Kỷ yếu về Hội Tự nhiên học Vacxava, phần Sinh học. Ông dùng thuậ ngữ “sắc ký (chromatography)” được dùng chính thức đầu tiên trong xuất bản vào năm 1906 về chlorophyll trong tạp chứ Thực vật của Đức ( Berichte der Deutschen botanischen Gesellschaft). Tiếp đó, ông trình bày thí nghiệm sắc ký của minh cho Hội Thực vật học Đức vào năm 1907.

Dưới đây là một số sơ đồ hệ thống sắc ký mà ông đã sử dụng (đọc thêm trong tài liệu tham khảo).

Ngày nay loại sắc ký cột thông dụng nhất là sắc ký cột nhanh (đọc thêm trong Chromatography - Wikipedia) sử dụng silica gel loại hạt nhỏ (40-63 μm) vì ưu điểm là thời gian chạy cột ngắn và tốn rất ít dung môi trong khi khả năng tách vẫn rất tốt.

Để thực hiện sắc ký cột nhanh (flash chromatography, ngày nay thường không còn dùng bơm rút như ông Tsvet nữa mà sẽ dùng khí nén để tạo áp lực trên đầu cột. Khí nén có thể tạo ra bằng bóng cao su (cái này thuận tiện nhất, dễ kiếm nhất, các bạn có thể tự chế được bằng cách dùng bóp cao su cho pipet nhưng loại bóp cao su này hút khí một đầu và đẩy khí ra đầu còn lại, gắn vào ống dây nhỏ, rối join nối thế là cắm lên đầu cột sắc ký là được), bơm khí nhỏ (như bơm hồ cá, cách này cũng rẻ tiền mà không phải mỏi tay nhất là khi chạy cột lớn vài chục gram) hoặc sử dụng hệ thống khí nén có sẵn trong các tủ hút. Khi cần chạy nhanh thì tăng áp lực đầu cột, khi chạy chậm thì giảm áp lực đầu cột.

Hiện nay có rất nhiều máy sắc ký cột tự động được thương mại hóa. Tuy nhiên loại máy sắc ký tốt nhất vẫn là con người. Các loại máy tự động rất “stupid” chỉ thích hợp cho những công việc lập đi lập lại (routine work).

Theo: Mikhail Tsvet - Wikipedia Và L. S. Ettre 1. / K. I. Sakodynskii, Chromatographia Vol. 35, No. 5/6, March 1993, 329

uh em cảm ơn nha.cho em hỏi thêm điều này theo em được biết ông tsvet đã tách được diệp lục tố thành 5 thành phần.vậy chúng là gì vây? còn diệp hoàng tố thì gồm những gì ạ

uh thêm nữa. vậy khả năng ứng dụng của sắc khí là tách và phân tích( định tính và định ) chất. Ngoài ra còn gì nữa không ạ

Mình cũng hông rõ ông Tsvet tách được cái gì nữa, em vô link sau đọc tự thêm đi nhe. http://web.lemoyne.edu/~giunta/tswett.html

Em coi có xin được đâu đó mấy bài báo này không để tìm hiểu thêm ông tách được cái gì? Có thể mấy bài này viết bằng tiếng Đức nếu hên gặp bài viết bằng tiếng Anh. Viel Glück! :slight_smile:

Tswett, M… Physical-chemical studies on chlorophyll. Adsorptions. Berichte der Deutschen Botanischen Gesellschaft (1906), 24 316-323.

Tswett, M… Adsorption analysis and chromatographic method. Application on the chemistry of the Chloropyhlls. [machine translation]. Berichte der Deutschen Botanischen Gesellschaft (1906), 24 384-93.

Tswett, M… Physicochemical studies over the chlorophyll. The adsorptions. [machine translation]. Berichte der Deutschen Botanischen Gesellschaft (1906), 24 316-23.

Tswett, M… The Chemistry of Chlorophyll. Phylloxanthin, Phyllocyanin and Chlorophyllane. Biochemische Zeitschrift (1907), 5 6-32.

Tswett, M… Primary Acid Derivatives of Chlorophyllin. Warsaw. Ber. (1908), 41 1352-4.

Tswett, M… Does Phosphorus Enter into the Composition of Chlorophylline. Pflanzenphysiol Inst., Univ. Warschau. Ber. botan. Ges. (1908), 26(3), 214-20.

Tswett, M… The Nature of Crystallizable Chlorophyl (Metachlorophyl). Biochemische Zeitschrift (1909), 10 414-25.

Tswett, M… Phaeophytin and Chlorophyl with Some Conclusions Concerning Phylloxanthin. Biochemische Zeitschrift (1909), 10 404-13.

Tswett, M… “Crystallized Chlorophyll”-a Mixture. Berichte der Deutschen Chemischen Gesellschaft (1911), 43 3139-41.

Bạn ơi, phương pháp sắc ký chứ không phải là sắc khí. Có cả phương pháp sắc ký khí. Ngoài ra còn có dạng sắc ký điều chế, có thể thu hồi luôn chất phân tích (với cả chất chưa biết). Bạn có thể tham khảo thêm với từ khóa “preparative chromatography”.