Thí nghiệm vui với tinh thể

Bài hướng dẫn cách làm tinh thể CuSO4 một cách đầy đủ cho các bạn, ai có câu hỏi thắc mắc trong quá trình làm thì cứ post nhé :welcome (

1. Cơ sở lý thuyết Khi dung dịch bão hòa ở một nhiệt độ cao được để nguội dần thì độ tan sẽ giảm dẫn đến hiện tượng kết tinh và ta thu được tinh thể. Hình dáng, màu sắc, kích cỡ của tinh thể thu được phụ thuộc vào bản chất của chất đem hòa tan thành dung dịch, nhiệt độ trong quá trình làm nguội, thời gian và điều kiện nuôi mầm tinh thể … Ví dụ: Tinh thể của K4[Fe(CN)6]

Tinh thể của NiSO4

Tinh thể của K2Cr2O7

Tinh thể của phèn nhôm

Tuy nhiên trong số các chất này thì ta nên chọn chất dễ tạo tinh thể, tinh thể hình thành nhanh, tinh thể bền để bảo quản được, hóa chất không khó kiếm và không độc hại. Sau khi cân nhắc và tham khảo thì mình xin giới thiệu đến các bạn quá trình làm tinh thể CuSO4. Sau khi thuần thục với thí nghiệm này các bạn có thể áp dụng và tự nghiên cứu thêm với nhiều loại chất khác

[b]2.Chuẩn bị và thao tác tiến hành

Nguyên liệu [/b]_ Đồng Sulfat có bán tại các cửa hàng hóa chất dưới dạng CuSO4.5H2O (do CuSO4 khan hút ẩm mạnh khó bảo quản nên không có bán dạng khan trên thị trường) với giá khoảng 130k VND/kg (loại hóa chất tinh khiết 99%). Các bạn chỉ cần một lọ 0.5 kg là đã có thể làm thoải mái rồi :noel6 ( _ Cốc chia độ. Nếu không có thì các bạn có thể thay thế bằng cốc thủy tinh trong nhưng sẽ vất vả hơn trong việc xác định thể tích nước cần dùng

_ Đèn cồn, kiềng đun, lưới tản nhiệt và que/đũa khuấy

Nhin chung cả hóa chất và đồ thí nghiệm tốn khoảng 120k, giá thành tương đối bình dân

Tiến hành _ Đầu tiên là pha một dung dịch bão hòa của CuSO4 ở nhiệt độ cao. Như lần trước trên TV mình có nói là dùng nước sôi rồi hòa tan CuSO4 vào nhưng thực sự đấy không phải là một biện pháp tốt vì nước sôi ta đun xong là khoảng 90 độ C chỉ cần để ra ngoài khoảng 1-2 phút thì hạ rất nhanh xuống còn khoảng 70 độ C (mình nói thế trên TV vì thời gian có hạn, đơn giản được phần nào thì đơn giản đi theo yêu cầu). Cách tốt nhất là chúng ta sử dụng kiềng đun và đèn cồn. Lấy khoảng 300 ml nước (ít quá thì khó quan sát tinh thể) cho vào cốc chia độ rồi đun bằng đèn cồn đồng thời cho dần CuSO4 vào kết hợp quấy đều. Khi nước có dấu hiệu sắp sôi mà thấy lượng bột CuSO4 cho vào vẫn còn cặn ở đấy cốc thì dừng lại không cho thêm nữa, dùng đũa quấy tới khi tan hết sạch thu được dung dịch xanh nước biện đậm và không có cặn thì tắt đèn cồn.

_ Như vậy ta đã chuẩn bị xong một cốc dung dịch bão hòa CuSO4 ở khoảng 90 độ C. Trên lí thuyết ta có thể tạo một điểm bám cho tinh thể bằng chỉ buộc vào một đầu treo ngang cốc rồi thả ngập trong dung dịch

(Hình mang tính minh họa về cách làm, ảnh trên là quá trình nuôi kết tinh từ phèn nhôm)

Tuy nhiên CuSO4 là một chất rất dễ kết tinh, bạn không cần phải làm như trên thì sau khoảng 1 ngày sẽ tự nó xuất hiện một lớp tinh thể bám ở đáy cốc.

_ Lưu ý không nên sốt ruột khi làm nguội dung dịch. Bạn cần nhớ là việc làm nguội dung dịch diễn ra càng chậm thì các bạn sẽ càng thu được tinh thể có kích thước lớn. Nếu bạn cho vào tủ lạnh hay dùng nước mát làm lạnh đột ngột thì trong cốc của chúng ta sẽ kết tinh ngay ra CuSO4 nhưng ở dạng bột vụn _ Quá trình tạo dung dịch bão hòa ở nhiệt độ cao rồi đợi nguội từ từ để kết tinh có thể lặp đi lặp lại nhiều lần tới khi thu được mẫu tinh thể ưng ý _ Các tinh thể CuSO4 chỉ tốn khoảng 1 ngày để kết tinh phần lớn ở đáy cốc tuy nhiên các bạn sẽ để ý thấy những viên này bề mặt còn bị lỗi rất nhiều (không mịn, bóng). Muốn bề mặt viên tinh thể đẹp hơn thì các bạn hãy để im cốc dung dịch và đợi thêm trong khoảng 1 tuần để các vết rỗ trên bề mặt tinh thể được nó kết tinh vào và tự sửa chữa :24h_057: _ Các bạn có thể để ý thấy là trên các viên tinh thể to ở dưới đáy bị phủ một lớp tinh thể li ti phía trên. Lớp tinh thể li ti này đã cản trở việc lớn lên của các tinh thể to mà no che đi phía dưới. Nguyên nhân là do khi để nguội dung dịch thì bề mặt của dung dịch tiếp xúc với không khí luôn nguội nhanh nhất nên sẽ xuất hiện các lớp tinh thể nhỏ thành từng mảng nổi trên bề mặt. Đây chính là loại tinh thể ta không mong muốn (do ở bề mặt bị làm lạnh nhanh nên tinh thể là loại nhỏ, xấu). Các mảng tinh thể này kết dính dần với nhau thành một mảng lớn trên bề mặt rồi chìm dần xuống che lên các tinh thể to ở dưới (loại tinh thể mà chúng ta muốn, được hình thành bên trong lòng dung dịch). Để tránh được hiện tượng này cần sự cần mẫn hớt lớp bám này đi, công việc khá khó khăn, trong một vài lần đầu làm bạn có thể bỏ qua thao tác này. Bạn chỉ nên làm nếu đòi hỏi một tinh thể hoàn hảo :021_002::021_002:

(Hình minh họa thao tác và các lưu ý khác mình sẽ viết nốt vào tối nay)

em thử làm tinh thể từ đường nhưng không để được lâu nhìn cũng đẹp lắm . em không bỏ chỉ mà bỏ nguyên cả cây kim vô luôn nó cũng dính vào thật nhưng mất luôn cây kim vì gỡ ra nó bể nát hết

<object width=“480” height=“385”> :kham (

<embed src=“ChemVN.mp4 - YouTube” type=“application/x-shockwave-flash” allowscriptaccess=“always” allowfullscreen=“true” width=“480” height=“385”></object>

Xin chào cả nhà

Chương trình phát sóng đã lâu mà do bận nhiều việc nên đã nhiều lần em lỡ hẹn với cả nhà 2 tháng nay. Nay em đã xin được băng của bên VTV2 và đã cut đoạn chính để post lên cho cả nhà xem, đặc biệt là các anh chị đang học tập và làm việc ở nước ngoài. Bên cạnh đó topic này cũng sẽ được phát triển để thảo luận về chủ đề tinh thể cho các bạn quan tâm. Topic cũ tạm bợ về chủ đề này sẽ được move bài viết sang đây và quote các thắc mắc lại :kham (

Thân ái!

P.S. Do em dẫn link youtube vào bài viết nên không đánh chữ được, đành phải post bài riêng :24h_015:

Cho em hỏi một tí nha! Em đã từng làm tinh thể CuSO4 rồi, nhưng có một điều em thấy rất lạ, ở nhà ko có cốc thủy tinh nên em đã đổ đung dịch CuSO4 vào chén sứ. Nhưng kì lạ là dung dịch có màu xanh dương lại chuyển sang mày xanh lá cây. Sau đó em lại đổ vào ly nhựa. Thì màu xanh lá cây vẫn còn và trong suốt quá trình kết tinh thì dung dịch CuSO4 có màu xanh lá cây hệt như dung dịch CuCl2. Nhưng nó ko ảnh hưởng gì tới việc hình thành tinh thể, nên sau vài ngày thì có tính thể CuSO4 kết tinh. Còn dung dịch thì có màu xanh lá cây. Nên em muốn hỏi là tại sao dung dịch nó lại bị chuyển thành màu xanh dương như thế? KO bik có fai là do phản ứng hóa học hay ko?( Các dụng cụ của em đều sạch sẽ hết, ko có bị dơ)các anh chị giải thích cho em dùm với!

Trước tiên muốn có vài lời với cả nhà. Do chế độ mặc định của diễn đàn sẽ sắp xếp bài viết trước lên trên bài viết sau nên em không thể move đơn thuần các bài viết topic cũ sang đây vì nó sẽ chèn mất post video clip. Vì thế em đã quote lại bài viết của tất cả mọi người với tên người viết rõ ràng và nhóm theo chủ điểm thảo luận. Làm thế này có hơi thiệt về số lượng bài viết và số lần cảm ơn cho một số thành viên nhưng không đáng kể. Mong mọi người thông cảm và tiếp tục đóng góp cho topic :noel4 (

C.H.V đã trả lời

quangkh đã trả lời

jun yun ho đã hỏi

tieulytamhoan đã trả lời

quangkh đã trả lời

tieulytamhoan đã trả lời

:010: [u]

[/u]trongunhuheo đã hỏi

minhduy2110 đã trả lời

minhduy2110 đã trả lời

khacdat1994 đã trả lời

Thiên Thần Hóa Chất đã trả lời

anhnguyet đã trả lời

hank_chou đã hỏi

:8::010:

Các pác cho em hỏi, Dùng đường thay CuSO4 thì khả năng kết tinh có được như CuSO4 không. Dùng đường thì viên tinh thể có to được không.

bạn ơi , mình muốn làm một viên tinh thể “Tinh thể của K4[Fe(CN)6]”,“Tinh thể của NiSO4” thì lấy nguyên liệu là gỉ ? Cách làm tương tự như CUSO4 hả ???

hê hê , bạn ơi , tinh thể cũng giống như thủy tinh mỏng vậy , dễ vỡ . ^^ . bạn nên để chỗ nào kiến ko bu ấy , gì bạn làm từ đường , nó ngọt :smiley:

cho em hỏi là nếu thay CUSO4 bằng dường ăn thì có thể làm được không ạ

em muốn hỏi là tại sao em đã pha dung dịch bão hòa…nhưng tại sao,sau khoảng 4 ngày em đổ cốc nước ra lại ko hề thấy viên tinh thể nào???..em làm đủ các bước như trên video hướng dẫn??có ai có thể giúp em đc ko ạ?