Thư giãn với thực nghiệm

Nhằm nâng cao khả năng tư duy trong thực hành, mình mở thread này cho các bạn vào thư giãn chơi cho qua ngày: Đề bài: chuẩn độ độ cứng của nước giếng như sau: Lấy 100mL nước giếng bằng ống đong vào erlen 250ml, cho vào đó lần lượt 10 giọt hydroxylamin 5%, 5 ml dung dịch KCN 10%, 1 lượng bằng hạt đậu xanh chỉ thị NET, 1.0mL dung dịch đệm pH 10(NH3/NH4Cl 10M), trộn đều dung dịch. Dung dịch có màu đỏ nho. Nạp dung dịch EDTA 0.00100M vào buret 25ml hiệu chỉnh vạch mức về vạch 0 ml. Từ từ chuẩn độ dung dịch trong erlen tới khi nào chuyển sang màu xanh chàm rõ rệt thì dừng lại. Ghi giá trị thể tích trên buret. Từ đó tính ra độ cứng tổng cọng của mẫu nước Các bạn hãy tìm những chỗ sai trong quy trình thực nghiệm trên :mohoi (

Yugi phát pháo đầu nhé, truoc tiên về thao tác thực hành.

Hỉnh như hồi học chuẩn độ của thầy Thanh thì phải chỉnh vạch đầu tiên là khác zero để tránh thị sai. Vạch đầu tiên trong buret thì không phải lả zero mà chỉnh về vạch bất kỳ, sau khi chuẩn độ trừ mức đầu. Còn về phần chuyên môn, đang xem xét

Vấn đề Yugi nói thực ra cũng đang có tranh luận giữa mình và Thầy Thanh (tất nhiên là về vấn đề chuyên môn thôi nhé). Riêng ý kiến của mình về vấn đề này như sau:

  1. Sở dĩ người ta phải chỉnh buret về mức không (0) là vì toàn thân cây buret không thật đồng nhất. Ví dụ nếu ta đo 10ml từ vạch 0ml tới vạch số 10.00ml thì thể tích sẽ khác đôi chút so với việc ta đo 10ml từ vạch số 10.00ml… tới 20.00ml…Chính vì vậy nhằm hạn chế sai số, và nhất là sai lệch do sự không lặp lại này, ta nên chỉnh vạch xuất phát về mức không (0) hay nói rộng hơn là tại cùng vạch xuất phát trong tất cả các lần chuẩn độ.
  2. Trong chuẩn độ ta luôn luôn mắc phải sai số từ chủ quan của người chuẩn độ. Một trong những sai số đó là sai số xuất phát từ việc mắt người đọc mực chất lỏng trên buret. Trong chuẩn độ, người ta thường phải đọc mực chất lỏng 2 lần (lần đầu tiên khi chưa chuẩn độ và lần cuối cùng sau khi chuẩn độ xong) cho dù làm theo cách nào đi chăng nữa. Như vậy, cho dù có để ngẫu nhiên nhiên vạch xuất phát đi chăng nữa thì sai số này luôn luôn mắc phải hai lần vì thế theo quan điểm của mình việc điều chỉnh ngẫu nhiên vạch xuất phát xem ra không hợp lý. Mời các bạn tiếp tục bình luận cho sôi nổi nhé

Đây là vấn đề còn đang tranh luận?.

1- Về buret: nếu như khoang 10 ml dau va 10 ml sau khac nhau, có lẻ là do dung cu thuc nghiem mang lai, cai nay co the khu đi duoc ( do nhà sx). Neu nhu buret sai quá thì voi nhưng kq thuc nghiem voi the tich chuan do trên 10 ml là sai so cao hon

2- Sự thât ra Mình đã có đọc một đoạn về vấn đề này nhưng trong tài liệu chỉ đề cập là sai số thôi khong nói rõ nguyên nhân.

Dù cho chỉnh mưc dau cua ddịch trên buret truoc khi chuẩn độ o vạch nào thì đều có sai số do mắt mình doc ( 2 lần). Theo Yugi nghĩ là nếu như chỉnh vach đầu là vach nào khác zero nghĩa là muc chất lỏng nằm khàong giữa 2 vach, vạch trên và duoi, thì sẽ gíup cho nguoi doc giá trị dễ và tránh duoc sai số là tầm mắt không ngang hàng với mực chất lỏng. Còn nếu muc chất lỏng đầu là vạch zero thì có lẻ mình sẽ nhấm vạch duoi hơn ( vì ko có vạch trên) do đó khi nhấm và đọc thì dễ bị thiên vi hay bị lẹch cao hơn.

Dù sau đi nữa thì những sai số đó còn nhỏ hơn rất nhiều sai số do pha hóa chất ( chất chủân), sai số do chỉ thị màu gây ra,… Nhưng về nguyên tắc thì cũng nên rõ ràng.

Dụng cụ thủy tinh có thể tích danh định ghi trên thân dụng cụ là thể tích tại 20oC do nhà sản xuất chế tạo kèm theo lời cam kết là giá trị dung sai ghi bên cạnh thể tích danh định. Ví dụ: với bình định mức loại 100ml ±0.024mlthì điều đó có nghĩa là: “Nhà sản xuất cam kết thể tích này là 100ml tại 20oC với dung sai 0.024ml”. Tuy nhiên, do dụng cụ thủy tinh có tính chất dãn nở theo nhiệt độ và có thể có lỗi của nhà sản xuất khi khắc vạch do vậy, trong điều kiện 30oC như ở nước ta thể tích ấy có khác đôi chút. Với buret cũng tương tự. Do sự giãn nở không đồng đều trên toàn thân cây buret, tạo ra những đoạn có thể tích đúng khác nhau. Từ đó, ý kiến của mình không trùng với Yugi rằng thể tích 10ml của đoạn dưới của buret lớn 10ml của đoạn trên buret mà thể tích đúng của buret có sự biến đổi rất phức tạp.

Cần nói thêm, do chất lượng thủy tinh rất tốt nên nói chung sự sai biệt thể tích là không đáng kể, thông thường khoảng 0.01 -0.02%, cá biết mới có 0.06% (theo kinh nghiệm của mình). Nói chung, sự sai lệch đó rất nhỏ so với sai số của chỉ thị (1%) và sai số do hóa chất chuẩn.

Còn vạch xuất phát khi chuẩn độ, mình nghĩ làm theo cách của Yugi cũng là một cách tốt nhưng mình nghĩ tất cả các lần chuẩn độ cần xuất phát tại cùng một vạch. Với mình thì mình cho rằng do ta chỉ nhìn vạch đáy vạch khum của mực chất lỏng nên mỗi người có thể tự tìm cho mình vạch xuất phát thích hợp với sự ước lượng của mắt mình là được

Sao bài này vẫn chưa có ai giải tiếp sao?

Đang lôi lại xem một số chất thêm phụ trợ vào có ảnh huong gì ko đây. Cái này phức tạo quá dùng nhiều chất quá, dễ làm cho ngươi ta lạc vô “động bàn tơ”

[b]-Trong phép chuẩn độ trên, nên làm một thí nghiệm chuẩn độ mẫu trắng (mẫu nuoc cất 2 lần)

  • Lấy mẫu nuoc giếng bằng Ống đong là đi toi rồi, phải lấy bằng dụng cụ có độ chính xác cao hơn.[/b]

Khà khà, Yugi đúng được hai ý: 1- lấy nước giấng phải bằng dụng cụ chính xác hơn, cụ thể là bình định mức 100ml khô sạch, sau khi đổ ra erlen thì dùng nước cất hai lần tráng lại và gom chung hết vào erlen đem chuẩn độ; 2- Cần làm mẫu trắng để loại trừ độ cứng Ca, Mg trong thuốc thử và nước cất. Nhưng vẫn còn một điểm quan trọng nữa chưa ai phát hiện ra. Nào tiếp tục đi anh em :mohoi (

Còn nữa hả thầy Minh Trực? Có phải chúng ta đã chọn cái bình eclen quá to không thây? Có thể chọn bình nhỏ hơn và dung dịch KCN có nồng độ nhỏ hơn tí cũng được mà! Việc chi phải chọn cái bình cỡ lớn? có phải cứ lớn là đúng đâu phải không a?

theo mình thì bài thực nghiệm trên có thể sai ở hai chỗ (không chắc nhé)

  • Lượng dd đệm pH-10 là 10ml, không phải là 1.0ml, vì như vậy thì quá ít
  • Nồng độ dung dịch chuẩn EDTA là 0.0100M vì nếu là 0.00100 thì quá ít

Hix hix em hổng biết thầy cho vào cả 2 chất che làm gì chỉ cần dùng dung dịch KCN hoặc Triethanolamin thôi chứ. Với lại em thấy dung dịch EDTA của thầy dùng có nồng độ quá bé như vậy thời gian chuẩn sẽ kéo dài gây giảm độ chính xác cho kết quả và có thể 25ml cũng không đủ để chuẩn đâu. Với lại trong phép xác định độ cứng thì em thấy thực tế người ta vẫn dùng ống đong thôi chứ cũng không cần chính xác lắm đâu. Nói chung thì tùy vào yêu cầu của độ chính xác nữa.

Theo em sai lầm ở chỗ là chuẩn độ đến màu xanh chàm rõ rệt. Lúc đó sai số rất lớn, chỉ chuẩn tới màu trung gian thôi.