thuốc thử Fehling?

cho mình hỏi cái này với thuốc thử Fehling bao gồm hỗn hợp CuSO4 và natri kali tactrat NaOOC- CHOH- CHOH- COOK trong dung dịch NaOH vậy ngưới ta dùng muối của acid tactric để làm gì vậy nhỉ?

Thuốc thử Fehling có màu chàm đậm của ion phức [Cu(C4H4O6)2]2-. Khi tác dụng với anđehit hay monosacarit tạo Cu2O đỏ. Pứ xảy ra khi đun nóng: 2Na2[Cu(C4H4O6)2] + NaOH + CH3CHO + H2O = Cu2O + CH3COONa + 2H2C4H4O6 + 2Na2C4H4O6 Mà NaOH là 10% nhé!

Chào chị phianh, cõ lẽ chị đang học năm 3 phải không? Hồi thực hành bài nhóm chức hữu cơ, em nhớ là phải trộn Fehling A và Fehling B lại với nhau tạo thành một hỗn hợp màu xanh da trời, sau đó mới cho vào andehyd và đun. Theo em biết (và cái này cô Phong Lan cũng có nói) người ta cho thêm muối tartrat để tạo phức, giống như câu trả lời ở post ở trên.

Acid tartric có tác dụng tạo phức với Cu2+ nhằm ngăn ngừa sự tạo thành kết tủa Cu(OH)2 trong môi trường kiềm của thuốc thử.

bạn ơi! cho mình hỏi thuốc thử fehling A và fehling B khác nhau như thế nào?mình chưa hiểu lắm?

Hai cái này trộn lại thì được thuốc thử Felinh! Sao lại so sánh nó? Bạn đọc sách Hoá Hữu cơ đi nhé!

t hieu rui sang nay hoc rui.thuoc thu fehling A la dung dich CuSO4 va thuoc thu fehling B la natri kali tatrat NaOOC-CHOH-CHOH-COOK

MOD: Tiếng Việt có dấu

người ta không biết thì mới hỏi chứ! Mà bạn nói sách Hóa Hữu cơ thì đầy rẫy ra đấy, biết đọc sách nào???:chan (

Thuốc thử phelinh gồm phelinh I và II,Trog đó phelinh I là CuSO4, Phelinh II là dd NaOH với muốj kali natrj tactrat. Lúc đầu CuSO4 + NaOH => Cu(OH)2 kết tủa.sau đó muốj kali natrj tactrat tác dụg vớj Cu(OH)2 Tao phức đồng tactrat màu xanh. Cuốj cùg andehjt tác dụg vớj phức đồg tactrat tạo Cu2O Kết tủa đỏ gạch. Bạn nên tham khảo sách Cơ sở hóa hữu cơ (của Trần Quốc Sơn,Phan đặng Sơn, Đặng Như Tại) hoặc cơ sở hóa hữu cơ của Thái Dõan Tĩnh. Thân

Sách hữu cơ nào chẳng nói về vấn đề này. Nhưng nói kỹ nhất có lẽ là sách thực hành (thực tập) Hoá hữu cơ. Bạn tìm mấy quyển thực hành mà xem cho rõ nhé.

Uhm. Mình có điều cần hỏi chút. Ở trường mình thực tập có sử dụng thuốc thử này nhưng gọi là thuốc thử Schoorl và không thấy sử dụng thêm NaOH. Liệu vậy có được không? Hi. Mình hơi kém môn này nên mong mọi người giúp với.

Bạn đọc thêm đây nhé! Chúc bạn vui vẻ!

cảm ơn chị nhé em hỏi thêm là: em đc biết thuốc thử Fehling A là CuSO4 + H2SO4, Fehling B là tartrat ở trên. vậy nếu cho Fehling A + glucose; Fehling B + fructose thì xảy ra phản ứng như thế nào? em cảm ơn!

Fehling A: Dung dịch CuSO4 Fehling B: KNaC4H4O6 + NaOH Mỗi Fehling A, B riêng biệt không có phản ứng với nhóm -CHO. Chỉ với hỗn hợp A+B thì mới có pứ. Bạn có thể đọc sách hữu cơ để biết cơ chế rõ hơn! Xem thêm Ở đây.

Fehling B thì không cho phản ứng rồi. Còn Fehling A liệu có cho phản ứng? glucose và fructose trong dung dịch tồn tại ở cả dạng mạch thẳng và mạch vòng.Khi ở dạng mạch thẳng,chúng vẫn mang tính chất của một poliol nên vẫn có khả năng tạo phức với Cu2+.Thực nghiệm cho thấy khi phân tích hàm lượng đường khử (trong nước ngọt chẳng hạn),sau khi khử tạp,lọc, lúc chỉ cho Fehling A vào thì dung dịch có màu xanh lam rất rõ (không phải màu của Cu2+):hun (

theo t đc biết( chắc chắn): Fehling I là CuSO4 đc ổn định bằng H2SO4 loãng. Fehling II là NaOH với muối kali natri tactrat mà tartrat hay tactrat hả trời? sách thực tập bọn t gọi là tartrat mà các bạn gọi tactrat

@hoangpharma: anh có thể xem ở đây Fehling’s solution

  • Gọi là tartrat hay tactrat cũng được. Nếu thích đọc tên muối theo tiếng Anh thì là tartrate tạo từ tartaric acid^^

Việc gọi tartrat hay tactrat, cũng như tartric acid với axit tactric thì theo quan điểm của người gọi có Việt hoá hay không mà thôi? Việc Fehling A cũng thế, không biết bạn TỰ PHA (theo hướng dẫn?) hay là thấy người khác pha. Nếu có thì vai trò của h2SO4 cũng không đáng được nhắc đến, vì sẽ làm cho vấn đề phức tạp hơn (Vì Fehling A thì có H2SO4, Fehling B thì có NaOH…)… Bạn có thể tìm hiều trên wiki Ở đây (Dù k đáng tin cậy hoàn toàn nhưng dù sao vẫn tốt) - trong đó người ta nói rõ rằng pha CuSO4 trong nước cất cũng ok. Có gì mong bạn bỏ qua!