Tiểu sử Mendeleev

Dmitri Ivanovich Mendeleev sinh ngày 27 tháng 1 năm 1834 ở thành phố Tobolsk (Serbia) trong một gia đình hiệu trưởng trung học phổ thông. Sau khi tốt nghiệp trường Tobolsk, ông vào học trường Đại học sư phạm Sankt-Peterburg và nhận huy chương vàng khi tốt nghiệp trường này năm 1855.

Năm 1859, sau khi bảo vệ luận án phó tiến sĩ với đề tài “Về Thể tích riêng” Mendeleev đã công tác ở nước ngoài hai năm. Sau khi trở về Nga, ông được bầu làm giáo sư Đại học tổng hợp Sankt-Peterburg. Ở đây ông tiến hành công tác giảng dạy khoa học trong vòng 35 năm. Năm 1892, ông được bổ nhiệm làm phụ trách khoa học bảo toàn của trạm cân đo mẫu. Theo sáng kiến của ông, năm 1893 trạm này được cải tiến thành viện cân đo chính.

Kết quả hoạt động sáng tạo nhất của Mendeleev là sự phát minh ra hệ thống tuần hoàn của các nguyên tố vào năm 1869, lúc ông mới 35 tuổi. Trong các công trình khác của Mendeleev quan trọng nhất là “Nghiên cứu trọng lượng riêng của dung dịch nước”, luận án tiến sĩ “về hợp chất của rượu với nước” và “quan niệm dung dịch như sự liên hợp”. Những khái niệm cơ bản về thuyết hóa học hay hydrat hóa của dung dịch do ông nghiên cứu là phần quan trọng của thuyết hiện nay về dung dịch.

Công trình xuất sắc của Mendeleev là cuốn cơ sở hóa học, trong đó toàn bộ hóa học vô cơ được trình bày theo quan điểm định luật tuần hoàn. Ông mất ngày 2 tháng 2 năm 1907.

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

cái tiểu sử ông này sách giáo khoa hoá lớp 10 có nói rùi. Trang 36, chương 2

Gia đình ông Ivan Pavlovich Mendeleep - Hiệu trưởng trường trung học Tôbôn - lâm vào cảnh khó khăn khi cậu con út Michia (Tên gọi thân mật của D.I.Mendeleep hồi nhỏ) mới tròn hai tháng tuổi. Năm mươi mốt tuổi đời, ông buộc phải nghỉ việc vì lí do sức khoẻ. Với khoản tiền trợ cấp ít ỏi, rồi biết xoay xở ra sao để nuôi sống và dạy dỗ 17 đứa con (choáng !!!). Gánh nặng gia đình đè lên vai hai bà mẹ. Bà Maria Dimitriepma là con nhà khá giả. Ngoài việc kinh doanh, các anh bà đều là những nhà hoạt động văn hóa, giáo dục. Gia đình bà có 1 thư viện lớn. Thuở còn con gái, bà say mê học tập. Đến bậc trung học, và học ở nhà. Thời ây con gái ko được nhận vào trường trung học. Anh đi học về bảo lại cho em. Mười sáu tuổi, bà về làm dâu gia đình ông Ivan Ivanovich. Bốn mươi mốt tuổi, bà trải qua 17 lần sinh nở. 17 đứa con đem đến cho bà biết bao niềm vui và nỗi nhọc nhằn. Ở Tôbôn, bà nổi tiếng là người phụ nữ thông minh, học thức, ko ai sánh kịp. Tính tình bà cương nghị, trung hậu, hết lòng chăm sóc chồng con. Bây giờ bà quyết định rời cả gia đình về làng Aremdianka, cách thành phố hơn 30 dặm. Ở đó có 1 xưởng thủy tinh nhỏ của anh bà - ông Coocnhiliep. Bà thay anh trông nom xưởng, thu xếp công việc thích hợp cho các con. Vừa làm việc ở xưởng, vừa làm vườn, nhưng bà ko bao giờ sao nhãng việc học tập của các con. Được thừa hưởng thu viện lớn của cha bà để lại. Cả gia đình bà đều say mê đọc sách. Trong những năm tháng khó khăn nhất của cuộc đời, bà phải bán đi nhiều thứ nhưng sách vẫn được coi là vật thiêng liêng ! Về làng quê, lũ trẻ có những ấn tượng tốt đẹp về thiên nhiên, về con người và có ý niệm sơ khai về tổ chức công nghiệp ở xưởng. Cuộc sống đang ổn định thi những nỗi bất hạnh lại ập xuống gia đình bà : Năm 1847, chồng mất và ba tháng sau, Apolinalia, đứa con lại theo bố ra đi… Sang năm sau, xưởng thủy tinh bị cháy trụi. Bà buộc phải bỏ làng Aremdianka trở về thành phố. Gia đình lớn giờ phân tán như ong san tổ. Các cô gái lớn đi lấy chồng, hai người con trai làm việc ở Ômxkơ. Gia đình chỉ còn lại bà và ba đứa trẻ : Michia (Mendeleep), Elizabet và Lida.

                                                                        ( còn tiếp )

Mùa xuân năm 1849, Dimitri Mendeleep tốt nghiệp trung học vào tuổi 15. Bà Maria mong muốn đứa con út phải vào được đại học. Từ thành phố Tôbôn thuộc miền tây Siberi, bà Maria cùng Mendeleep và Lida lên đường đi Mátxcơva. Cuộc hành trình dài ngày bằng xe ngựa làm cho mọi người mệt lử. Nhưng đối với bà Maria, quang cảnh những xứ sở dọc đường đem đến cho bà bao nhiêu ấn tượng. Sự giàu có và cảnh đẹp thiên nhiên vùng Uran, đồng bằng sông Vonga và cuối cùng là xứ Mátxcơva cổ kính… Việc xin vào đại học Mátxcơva ko thành. Học sinh tốt nghiệp trung học Tôbôn phải học ở đại học Kadan ! Trở về Kadan hay đi Petebua? Petebua là 1 trung tâm văn hóa lớn, ở đó có nhiều trường đại học. “Đi Petebua”, bà Maria quyết định. Ở đó, bà hi vọng vào sự giúp đỡ của các bạn bè cũ của chồng. Bà ko nhầm nhưng ko thể xin vào Trường Đại học Tổng hợp Petebua được. Đã thành luật lệ rồi! Tuy vậy bạn bè có thể giúp bà xin vào Viện Hàn lâm Y học hoặc Học viện Sư phạm. Ban đầu, Mendeleep vào Viện Hàn lâm nhưng ko chịu nổi các buổi học về giải phẫu: Cậu bị đau đầu và buồn nôn! Chỉ còn khả năng duy nhất là vào Viện Sư phạm. Nhưng Viện Sư phạm hai năm mới tuyển sinh 1 lần mà bây giờ mới hết năm thứ nhất. Bà Maria ko nản lòng, bà viết đơn thỉnh cầu đến người quen nhờ vận động hộ. Cuối cùng, Mendeleep được đặc cách nhận vào. Mùa đông năm ấy, bà Maria dần kiệt sức. Trong bức thư cuối cùng gửi cho đứa con trai út, bà viết… “Michia, mẹ ra đi trong lòng thanh thản vì nghĩ rằng con sẽ là người hữu ích…”

Ở Học viện Sư phạm Petebua, Mendeleep ghi tên học khoa Toán- Lí. Chế độ kỉ luật của sinh viên nội trú hà khắc ko kém trại lính bao nhiêu- Vừa phải dự giờ trên lớp, Mendeleep vừa phải tự học các môn còn thiếu ở năm thứ nhất. Hoàn cảnh ngày càng khó khăn: bác Coocnhiep, người đỡ đầu cho chị em Mendeleep qua đời, rồi 1 năm sau, chị Linda chết vì bệnh lao. Làm việc căng thẳng, cuộc sống kham khổ làm cho Mendeleep suy nhược. Nhiều lúc đầu đau như búa bổ, cậu phải úp mặt vào nước lạnh… Rồi cậu ho ra máu. Cậu phải sống cách li… Cơ hồ phải thôi học. Nhưng thừa hưởng tính cương nghị của mẹ, lại được người thầy thuốc già của Viện hết lòng giúp đỡ, cậu đã vượt qua thử thách. Ở Viện Sư phạm lúc bấy giờ có nhiều giáo sư Nga lỗi lạc: Viện sĩ Toán học Ôtrôpxki, Viện sĩ Vật lí Lenzơ, Viện sĩ sinh vật học Brant, Giáo sư Hóa học Vôtkrexenxki, v.v… Sinh viên được chia thành từng nhóm từ năm đến mười người, các giáo sư dạy cả lí thuyết và hướng dẫn thực hành theo nhóm. Nhóm của Mendeleep gồm Bêkêtôp, Mensutkin, Alêcxôep, v.v… (Sau này đều trở thành những đại diện xuất sắc của nền khoa học Nga) dưới sự hướng dẫn trực tiếp của nhà hóa học hàng đầu: giáo sư Vôtkrexenxki. Sau này, Mendeleep thường hay kể lại với học trò câu nói vui, mộc mạc nhưng thâm thúy mà Vôtkrexenxki thường xuyên nhắc nhở sinh viên:

  • Các bạn trẻ, đừng ngại nung gạch, nặn nồi. Hãy cố gắng làm thí nghiệm. Từ việc nung gạch, nặn nồi sẽ nảy sinh ra các kiến thức hóa học. Vào phòng thí nghiệm, ko ai nề hà bất cứ việc gì, miễn là phục vụ được cho nghiên cứu. Chính Vôtkrexenxki đã hướng Mendeleep vào con đường hóa học. Năm 1855, Mendeleep tôt nghiệp xuất sắc, được hưởng huy chương vàng và theo đề nghị của Viện sĩ Phritxơ được giữ lại viện làm cán bộ giảng dạy và chuẩn bị luận án thạc sĩ. Nhưng Mendeleep phải rời Petebua giá lạnh về làm giáo viên Trường Trung học Ximphêrôpôn ở miền nam ấm áp.