Trao đổi Lý thuyết Hoá vô cơ

Tính % ion để làm gì? :batthan (

F là nguyên tố có độ âm điện mạnh nhất. Nó chuyên đi bắt e, nên chỉ tồn tại ở 2 trạng thái có số oxy hóa là 0 và -1 thôi, làm gì có tồn tại ở dạng +1 như các pư trên.

Về pư của F2 thì em xem thêm ở đây nhé:

CT thực nghiệm Pauling tính % LK ion dựa trên độ âm điện:

XA, XB là độ âm điện của nguyên tố A, B (XA > XB)

Súng ống hỏi câu này kì quá !!! Tính % ion để xác định các thông số của liên kết, liên kết mạnh hay yếu, từ đó mới suy ra được một cách định tính các thuộc tính vật lí của nó, như nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy có cao hơn hay thấp hơn một thằng khác. Nhưng thực chất ion cũng chỉ là một mô hình, các yếu tố nhiệt độ sôi hay nhiệt độ nóng chảy của nó phải dựa vào một thông số nữa, đó là thông số mạng, khi nào hai thằng cùng mạng tinh thể thì lúc đó mới được đưa mô hình ion với CHT ra để so. Đây là những cái hết sức cơ bản, và phải nắm được cái này thì việc học chắc các phản ứng vô cơ (biện luận cơ chế vô cơ) dễ hơn !!! :nhacto ( :welcome (

CÓ có, FNO3 có tồn tại. Coi lại đi nghen aqhl

FNO3 là nguyên luyện trong rocket và xem như một chất oxy hóa điên cuồng (hic, dùng từ ghê quá). FMnO4 cũng tồn tại luôn.

Còn trạng thái oxyhoa thì anh em coi lại nghen, chưa chắc là +1 đâu

Fluorine Nitrate, FNO3

Là khí không màu, có tỉ khối là 0.003311 g/cc

Nhiệt độ nóng chảy -175 °C. Nhiệt độ sôi -46 °C

Tan trong aceton, với H2O thì phản ứng oxy hóa xảy ra ngay

Haha, cuối cùng cũng tìm ra được thông tin bổ ích đây

Phản ứng của NF4+SbF6− với các muối nitrate kim loại kiềm trong dung môi CH3CN hoặc SO2 ở nhiệt độ thấp, sẽ tạo thành FONO2.

Còn dưới đây là quy trình điều chế nè:

In the dry box, equimolar amounts (1.00 mmol each) of NF4SbF6 and CsNO3 were placed into a prepassivated (with ClF3) Teflon ampoule. This ampoule was then connected to the Pyrex glass line, and dry CH3CN (3 ml liquid) was condensed in at −196°C. It was then connected to the steel vacuum line, and the reaction mixture was warmed to −40°C. Upon melting of the solvent, strong gas evolution was observed. The turbid solution was stirred for 15 min, and the volatile products were separated by fractional condensation in a dynamic vacuum through three cold traps, kept at −126 (methylcyclohexane slush bath), −183 (liquid oxygen), and −210°C (nitrogen slush), respectively. The −126°C trap contained the CH3CN solvent, the −183°C trap had 1.0 mmol of pure FONO2 that was identified by its vibrational [6 and 7] and 19F NMR [8] spectra, while the −210°C trap contained 1.0 mmol of NF3. The nonvolatile white solid residue in the ampoule consisted of 1.0 mmol of CsSbF6 that was identified by its Raman spectrum [9].

When in the above reaction the CH3CN solvent was replaced by SO2 and the reaction was carried out at the melting point of SO2 (approx. −70°C), again quantitative FONO2 and NF3 evolution was observed. However, the separation of the FONO2 from the SO2 solvent was more difficult due to their more similar volatilities.

Bàn tiếp về phản ứng này

Theo Gmelin Handbook of Inorganic Chemistry, Vol. 4, Fluorine; Springer, Berlin, 1986, pp. 195–208.

Các hypofluorite đồng hóa trị có thể được điều chế từ phản ứng fluorine hóa trực tiếp từ muối oxo- hoặc oxofluoro- hoặc các acid có chứa nhóm fluorine [1]:

MOXOmFn + F2 → MF + FOXOmFn

K.O. Christe, W.W. Wilson and R.D. Wilson. Inorg. Chem. 19 (1980), pp. 1494–1498 cũng thành công trong việc dùng muối NF4+

[NF4+XOmFn−] → NF3 + FOXO(m−1)Fn

PP này thành công trong việc điều chế FOClO3 và FOSO2F [3]. tuy nhiên lại bất thành để điều chế FONO2 vì NO3− phản ứng với HF

NO3− + 2HF → NO2+ + H2O + 2F−

Sau một hồi tìm tòi thì mình chắc chắn FNO2 thì F là -1, FNO3 cũng là F-1.

Vâng,FNO3 thì F có số õi hóa là -1 còn O có 1 O số oh=0 ; 2 O có số oh=-2

Cho em hỏi tại sao Cu có cấu hình e là 3d10-4s1 mà nó lại có hoá trị 2 là chủ yếu

Hehe…cậu bé SIÊU DÊ (DÊ CỤ) này mới 14 t mà hỏi gớm thiệt ! Lần sau mình phải cẩn thận hơn mới được ! :mohoi (

FONO2 được Prof. George Hamilton Cady (MIT) tổng hợp năm 1934.

Sơ đồ tổng hợp:

Dòng F2 thổi qua HNO3. Khí ra được làm lạnh bằng oxygen lỏng. Tube chứa chất rắn màu trắng thu được được gia nhiệt trong bồn alcohol thu khí FONO2.

Ê ông! Trong hình của ông có Pt để làm gì vậy. Có vẻ như Pt sẽ hấp phụ một khí quan trọng nào đó trong quá trình, là O2, H2… hả. Để sản phẩm không lẫn khí khác hay sao. Hay là xúc tác, gáng coi lại nghen ông.

À, có lẽ Pt để hấp phụ F2, phản ứng sẽ diễn ra trên bề mặt Pt, nếu không, F2 sẽ chỉ phản ứng phân hủy với H2O mà không phản ứng với HNO3. Nói vậy, nhiệt độ tiến hành phản ứng này là bao nhiêu, chắn chắn sẽ phát nhiệt nhiều.

Sao thấy cái hình này khó có thể làm được thành công phản ứng này quá nghen. Ông có thấy vậy không???

F2 (pha loãng bằng He) được thêm vào flask chứa KNO3, khuấy 30 phút. Khí thu được thổi qua trap làm lạnh bằng N2 lỏng thu FONO2 rắn ko màu.

Nhận biết FONO2 bẳng cách cho khí (thu được khi gia nhiệt chất rắn) tiếp xúc với dd AgNO3 tạo kết tủa Ag2O3 màu đen ngay lập tức.

Cu có hoá trị 2 là chủ yếu vì electron s1 và electron mới chuyển vào liên kết yếu với hạt nhân nguyên tử nên dễ bị tách ra. chỉ có thế thôi. e ở lớp s chuyển vao là để bão hoà gấp lớp d, cho nên cái e đó dễ bị tách. còn cái e ở lớp s còn lại thì ko cần nói. nó cũng dễ bị tách. kết quả tạo ra tình trạng như bạn nói

Pư rất dể nổ nên dùng khí mang làm loãng F2. HNO3 dùng ở đây có nồng độ 3N. Tui nghĩ Pt xúc tác cho pư oxy hoá khử tạo FONO2. Nhiệt độ pư là 0oC (ngâm trong đá cục). Các khí mang, O2, H2 thì ko cần hấp phụ ông à. Vì hỗn hợp khí đi ra, FONO2 sẽ ngưng tụ, còn các khí khác thì không.

Sau này người ta chỉ dùng pư F2 + KNO3 để điều chế FONO2 thôi, vì nó dễ dàng hơn.

Tui thấy cái phản ứng để điều chế FNO3 mà tui post ở trên coi bộ hấp dẫn hơn á, cũng gần đây hơn nữa. Nhưng nói chung anh em mình tìm về phản ứng này như vậy cũng ok rồi. Coi bộ không còn gì đáng quan tâm ở đây nữa rồi. Mọi người xem lại xem cần bổ sung gì nữa không nhé!

Anh ơi sao em tính không ra vậy.Trong sách nói nếu hiệu độ âm điện là 0.2 thì phần trăm ion là 1%.mà theo công thức của anh em tính tới khoảng 5%.Còn dù cho hiệu độ âm điện lớn nhất là 3.2 thì theo công thức phần trăm ion vẫn chỉ là 55%

Sorry em, CT trên thiếu bình phương hiệu độ âm điện. CT đúng nè, em ráp vô tính thử xem.

Em dùng công thức của ông aqhl mà không đúng đáp án thì dùng công thức này nè

EN:electronegative: độ âm điện

CHắc cũng không sai lệch gì mấy đâu Thân!