Trước khi thi ĐH có vài điều cần hỏi bà con giúp mình nhé!

Ai biết chủ đề về phản ứng giữa dung dịch hổn hợp hoặc riêng từng chất CO32- và HCO3- với H+ hoặc OH- thì tuân theo thứ tự nào, các thuật ngữ thường sử dụng trong các TH sẽ ảnh hưởng như thế nào tới kết quả định tính của bài toán (VD: nhỏ từ từ…) Các bạn giúp nhanh giùm mình nhé, sắp thi rồi:D. Ai rành thì giảng cho mình cách xác định là khi nào thì ra cái gì trước luôn nhé ( như là ra HCO3- trước rồi mới tạo khí, hoặc…) Cơ cấu mình muốn hỏi thì như vầy: -Dd CO32-, HCO3- vào H+ hoặc ngược lại… -Dd CO32-, HCO3- vào OH- hoặc ngược lại… :5:

Mình trả lời vấn đề sau trước, vì nó đơn giản hơn: -Dd CO32-, HCO3- vào OH- hoặc ngược lại??? CO32- không phản ứng với OH- nên khi cho dung dịch CO32-, HCO32- vào OH- hay ngược lại thì cũng chỉ có 1 pứ duy nhất: HCO3- + OH- => CO32- + H2O Việc tính toán vì thế cũng không có gì khó khăn! Vấn đề thứ 2 (khó hơn chút): Dd CO32-, HCO3- vào H+ hoặc ngược lại. Trước hết chúng ta cần chú ý CO32- tác dụng với H+ có thể có 2 pứ sau: CO32- + H+ => HCO3---------b[/b] Sau đó: HCO3- + H+ => CO2 + H2O----b[/b] +) Nếu cho từ từ H+ vào hỗn hợp CO32-, HCO3- thì theo (1), (2) ta có: Pứ (2) chỉ xảy ra sau khi (1) xảy ra hoàn toàn nên LÚC ĐẦU CHƯA CÓ KHÍ CO2 thoát ra. Khi đã có CO2 (tức là có (2)) thì (1) đã xảy ra hoàn toàn. Từ đó bạn có thể tính toàn được. +) Nếu cho từ từ hỗn hợp CO32-, HCO3- vào H+ thì H+ luôn ở trạng thái “dư” nên pứ (1), (2) xảy ra đồng thời. Tức hỗn hợp CO32-, HCO3- pứ đồng thời => Có khí CÒ thoát ra ngay. Bài toán này KHÓ HƠN và các bạn cần giải như sau: Gọi h là % số mol (khối lượng) của hỗn hợp CO32-, HCO3- cho vào H+ thì không còn CO2 thoát ra, khi đó H+ đã hết. Ta có các ptpứ: CO32- + 2H+ => CO2 + H2O----b[/b] HCO3- + H+ => CO2 + H2O-----b[/b] Từ số mol CO32-, HCO3- và H+ ta tính được h. Từ đó tính được thể tích CO2 (HOẶC NGƯỢC LAI). Các bạn có thể xem một ví dụ [b]Ở đây[/b] (nhớ đọc các bài post đã làm khác ở phía trước - nhưng sai)

Hi vọng bài này có thể giúp ích cho người hỏi cũng như các bạn chuẩn bị thi ĐH yên tâm hơn khi vào phòng thi! Chúc may mắn! Thân!

Cho em hỏi chút về vấn đề này: Khi bài toán cho hh CO32-, HCO3- vào H+ tính VCO2 thì thực tế lượng thể tích CO2 thu được là: VCO2(TH1) < V(CO2) < VCO2(TH2) đúng không ạ

Chào Tomatic! Em đọc bài viết ở trên cho kỹ thì sẽ rõ! Việc tính toán sẽ cho ra 1 NGHIỆM h% duy nhất => Thể tích CO2 là xác định em ạ! Và tất nhiên nó thuộc khoảng như em đã viết (nhưng trường hợp 1,2 thế nào thì tuỳ đó nhé)! Ok?

Nói chung biết đc định tính của bài toán thì phần còn lại là ko khó, có thể tính toán đc. Thanks thầy Phúc nhiều lắm. Thầy cho em hỏi thêm ngoài cụm từ " cho từ từ" người ta còn hay dùng những cụm từ nào tương tự như vậy ko? Như " cho ào ào" chẳng hạn :cuoimim (:sacsua ( Đang lo ko bít làm sao chụp cho hết cái trang đề thi ĐH, khổ giấy A4 thì to mà mỗi câu chữ lại nhỏ chứ ko như đề thi TN chữ như cái tô.

Bạn đừng lo lắng, quan trọng cho từ từ mới khó, chứ còn cho ào ào thì bạn cứ xét 2 trường hợp là xong. Từ đó tìm ra khoảng nồng độ, thể tích thôi. Như vậy cho ÀO ÀO thì dễ hơn rồi! Hihi Còn về up đề thi thì bạn nên Scan rồi gửi lên, cũng không khó lắm mà, Bạn có thể gửi ở dạng file đính kèm cho gọn cũng được! Chúc các bạn có kỳ thi ĐH thành công rực rỡ!

Ra tiệm scan hả thầy? Em ko có bít, để ráng tìm xem sao. Chào thầy em ngủ sớm! Hy vọng thi hóa sẽ như ý!