Xác định tốc độ phản ứng!!!

Các bạn biết cách nào để xác định tốc độ của một phản ứng hóa học không?Giúp mình với.:ngungay (

ủa cái này ,có dạy mà -thông thường phương trình động học tuân theo bậc 1 hay 2 -Vì thế bạn làm thí nghiệm xem thử tuân theo phương trình nào?rồi áp dụng theo phương trình đó tính ra k(tốc độ phản ứng).Dùng excel tinh cho nhanh -chú ý tuân theo phương trình động học khi độ lệch là (R>0.95)

Đây là một bài làm thực tập về khảo sát động học. Trong đó có quá trình làm thực nghiệm nên có thể giúp bạn hiểu thêm về quá trình khảo sát động học.

Theo mình được biết thì để tìm pt tốc độ ,người ta sử dụng pp qui ước xác định sự biến thiên của nồng độ một chất hay một số chất theo thời gian .Trên cơ sở đó có thể xác định được tốc độ phản ứng . Viếc khảo sát tốc độ phản ứng sẽ đơn giản hơn nếu biết được hệ số tỷ lượng trong pt phản ứng ,phản ứng diễn ra một cách hoàn toàn,không tạo ra sản phẩm trung gian ,không có phản ứng phụ .trong trường hợp có thể ghi được đường cong của sự phụ thuộc nồng độ vào thời gian ,người ta xác định tốc độ phản ứng bằng cách kẻ đường tiếp tuyến với đường cong tại thời điểm bất kì . Thân ái .

mình đang học chương trình đại cương a2, thứ 2 thi rồi, tiên sinh nào hlep dùm mình cân bằng hóa học Kcb luôn là hằng số lúc cân bằng vì Kcb = V nghịch / V thuận mà cả 2 đều const cả cho pứ nào cũng tuân theo đl tác dụng khối lượng khi phản ứng được nhân đôi hệ số của phương trình thì K’cb = ( Kcb )^2 khi phản ứng được chia đôi hệ số của phương trình thì K’cb = ( Kcb )^1/2 nếu vậy thì còn gì là Kcb không đổi đc thanks !!

Em xin bày tỏ vài quan điểm của mình về câu hỏi của anh, có gì sai sót xin được học hỏi thêm. Về vấn đề hằng số cân bằng ( nồng độ, áp suất, phần mol …) thì chúng ta nên hiểu từ “không đổi” với ý là ở một điều kiện vật lí cụ thể nào đó (đặc trưng của mỗi loại hằng số) thì nó luôn có một “giá trị ý nghĩa xác định”, nghĩa là khi nhân hay chia hệ số cho một số nguyên dương nào đó, nó sẽ thay đổi về trị số nhưng về mặt ý nghĩa của nó là không đổi ( mình ráp vào tính ra các đại lượng trong cân bằng đều là con số cũ mà thôi). Từ đó ta có thể thấy rằng khái niệm hằng số cân bằng là một hằng số ở một giá trị xác định chỉ mang tính tương đối và phải hiểu theo “giá trị ý nghĩa xác định” thì mới chính xác vì với mỗi phương trình cân bằng nó mang một “giá trị hình thức” khác nhau, sự thay đổi đó không làm khác đi bản chất của vấn đề, có ý nghĩa là cách viết mà thôi! Còn khi có sự thay đổi của các đại lượng vật lí như nhiệt độ, áp suất … thì lúc đó sự thay đổi trị số mới là có ý nghĩa đối với hệ đang xét chứ không đơn thuần chỉ là cách viết. Ở bậc phổ thông(có lẽ ở đại học nữa), các thầy ở trường sư phạm đã có rất nhiều tranh luận về hằng số cân bằng, bởi vì có sự mâu thuẫn giữa cách viết và ý nghĩa của nó. Nhất là về vấn đề đại lượng này có THỨ NGUYÊN hay không!? Tuy là sinh viên nhưng em nghĩ anh có thể tham khảo một số sách của thầy Trần Thành Huế viết cho học sinh phổ thông để có thể hiểu sâu hơn về mảng cân bằng rất rắc rối này!

@manminhtiep and all:

Bạn nên xem lại xuất xứ của hằng số cân bằng. Mình nói sơ qua thế này. Việc xác định một phản ứng hay một quá trình đạt đến trạng thái cân bằng hay chưa dựa vào định luật 2 của nhiệt động học. Đại lượng dùng để phán xét là năng lượng tự do Gibbs. Khi biến thiên năng lượng tự do Gibbs của một phản ứng là 0 thì phản ứng đang ở trạng thái cân bằng. Giả sử xét một phản ứng:

biến thiên của NLTD Gibbs là:

trong đó Q được gọi là reaction quotient ở bất kì thời điểm nào của phản ứng, như vậy rõ ràng Q phụ thuộc vào cách bạn viết phản ứng (nhân thêm 2 hay chia 2), suy ra biến thiên NLTD Gibbs cũng phụ thuộc cách bạn thể hiện phản ứng trên:

Khi đạt đến trạng thái cân bằng thì cái reaction quotient đó được gọi là hằng số cân bằng, rõ ràng nó phụ thuộc vào cách viết phản ứng của bạn:

Khi nói hằng số cân bằng là một hằng số nghĩa là nói với một phản ứng ở một nhiệt độ xác định, mà phản ứng đâu có phụ thuộc vào việc bản thể hiện nó trên giấy như thế nào, đúng không! Dont be confused!


Những công thức trên mình mượn tạm ở http://en.wikipedia.org/wiki/Chemical_equilibrium

@longraihoney theo mình Kcb không đơn vị R(J/mol.K) , T (K) ln Kcb = G (J/mol) @mdlhvn các công thức đó rất hay, cộng với định tính của longraihoney thì manminhtiep mới thông

cho mình hỏi tiếp Cao tan trong nước tỏa nhiệt mạnh,khi tăng nhiệt độ thì độ tan vôi sống ảnh hưởng như thế nào, a, nguyên lí chuyển dich cân bằng là khi tăng T , Q<0 thì độ tan giảm b, CaO là chất rắn nên T tăng độ tan tăng, (hay là cả 2 đều ko đúng) cảm ơn mọi người

manminhtiep Kcb có đơn vị đó bạn ; chúng tùy theo bậc của phản ứng Còn cái CaO tan thì tỏa nhiệt nên Q lớn hơn 0 mà . hình như bạn nhầm

sao lạ vậy Knghịch hay Kthuận mới tùy thuộc pứ chứ, theo biểu thức mình viết thì cũng y như Kcb=Vnghịch /Vthuận mà là sao có vì đều nồng độ cho nhau mà! còn Q< hay >0 đó chẳng wa là do kí hiều thôi phải không theo mình học (thời cấp 3 ngược lại) là càng âm càng tỏa

tóm lại là CaO nó tan nhiều hay ít, rắc rối wa’, nghĩ nát óc luôn

Các bạn cần đọc kĩ lại.

  1. Kcb chắc chắn không có đơn vị. Tuy nhiên một số sách ở VN viết vẫn cho đơn vị vào. Lý do vì sao các bạn nhìn lại bài post trên của mình, ở đó Q được tính từ hoạt độ chứ không phải nồng độ.

  2. Về độ tan của CaO. CaO tan chắc chắn là tỏa nhiệt, cái này là cái quan trọng nhất nên biết còn dấu của Q hay delH như thế nào thì các bạn xem lại. Như vậy theo nhiệt động học khi T tăng, độ tan sẽ giảm (chuyển dịch theo chiều giảm nhiệt độ là chiều nghịch). Bạn nên xem kĩ lại ý “độ tan tăng” của bạn là động học hay nhiệt động học. Về mặt động học, khi tăng nhiệt độ tốc độ phản ứng sẽ tăng (hoặc tốc độ tan trong trường hợp này) nên nhiều người tưởng nhầm là độ tan tăng. Khi xét về nhiệt động học nghĩa là xét ở thời điểm cân bằng.

Những kiểu này rất dễ nhầm lẫn nên các bạn phải đọc kĩ, đặc biệt những khái niệm thì phải nắm vững: tốc độ, cân bằng, hằng số tốc độ, hằng số cân bằng,…

rất thanks mdlhvn

SO2 + 1/2 O2 <—> SO3, tuân theo td khối lượng T=const, P tăng 3 lần, tốc độ pứ thuận nghịch thay đổi như thế nào 3, 27, 9, …? manminhtiep nghĩ là tăng 3 (vì còn chữ thuận nghịch đã gạch chân) đúng ko

Đừng lầm giữa đơn vị và THỨ NGUYÊN. Theo em biết ( đã từng đọc ) thì không chỉ có sách ở Việt Nam mới cho rằng hằng số cân bằng có thứ nguyên đâu ạ! Và vấn đề không thể chỉ được giải quyết ổn thỏa theo cách suy luận thông thường từ những công thức đơn giản như các anh vừa đưa ra được! Dạo này em bận thi đại học quá nên là không có thời gian để tụ tập lại những tài liệu mình có về vấn đề này ngay để cùng các anh thảo luận. Nhưng nếu đã đọc sách của PGS.TS Trần Thành Huế thì sẽ có thể “tạm” chấp nhận hằng số cân bằng có thứ nguyên! (Sau tháng 7 em mới có thể bàn tiếp được, xin lỗi mọi người^^) À, lưu ý chút, không phải chất điện li mạnh nào cũng là chất tan tốt, và ngược lại! (vấn đề này đã được nói ở box phổ thông, ai có hứng thú thì search nhé!) Q>0 = tỏa, Q<0 = thu Ngược lại: deltaH <0 = tỏa, deltaH >0 = thu! :015:

Thấy mọi người bàn tán sôi nổi quá, mình cũng góp ý 1 chút CaO tan trong nươc là do nó phản ứng hóa học với nước tao thành Ca(OH)2, vì vậy không có khái niệm độ tan của CaO trong nước (không lẽ CaO tan trong nước tao thành ion Ca2+ và O2- dạng hydrat !?!?) Vì là phản úng hóa hoc, nên tóc độ Cao tan trong nước tăng khi nhiệt đọ tăng, đơn giản thôi…

Xanh: Uh, phải đính chính lại là Kcb không có thứ nguyên, sorry. Vấn đề không phải là ai cho rằng hay ai không cho rằng nó không có thứ nguyên, mà là bản chất của nó như thế. Việc cho hay không là do qui ước (thông thường là cho những bạn không chuyên sâu dễ hiểu chứ không chính xác) của một số người. Sách của thầy Huế thì mình cũng đã đọc nát bét cách đây 7 năm rồi, và lúc đó mình cũng tin như bạn. Vì nếu lúc đó thầy có giải thích cặn kẽ thì bọn mình làm sao hiểu nổi.

Đỏ: Chú ví dụ dùm anh một chất điện li mạnh mà không tan phát (đang nói dung môi là nước nhé), thế nào là điện ly? thế nào là tan?


P/S: Vấn đề này khá thú vị, các vị tiền bối trong ngành Hóa Lý cho ý kiến cái nhỉ.

Xin chen ngang vài phát.

Câu này cẩn thận tí nhé.

Đúng là chỉ mới nghe “chất tan mạnh chưa chắc điện li mạnh”, chứ chưa nghe “chất điện li mạnh chưa chắc tan mạnh” bao giờ :24h_066:

Về dung môi, khi không nhắc đến thì mặc định là H2O, muốn lập luận chặt chẻ thì nói rõ dung môi khi phát biểu ý kiến.

Sự điện li: là sự phân li của một phân tử chất thành các ion. Sự tan: là sự hòa trộn/phân tán của chất tan vào dung môi ở cấp độ phân tử. :24h_055:

… Trích :“…phải đính chính lại là Kcb không có thứ nguyên, sorry. Vấn đề không phải là ai cho rằng hay ai không cho rằng nó không có thứ nguyên, mà là bản chất của nó như thế.” Nếu có thời gian thì anh làm rõ chỗ này chút giùm em, tại vì em cũng có một tài liệu thầy Huế chứng minh nó có thứ nguyên mà nhỉ!? Với lại nếu nói không có thứ nguyên thì chỉ cần các biểu thức cơ bản cũng có thể kết luận rồi mà, cần gì phải đi sâu đến nỗi không hiểu chứ? Với lại chỗ này cũng hơi kì quặc, giả sử rằng K có thứ nguyên thì cái biểu thức : deltaGo=-RTlnK sẽ không … tính được. Tạ vì biểu thức lna nào đó chỉ có nghĩa khi a là một số thực dương (nếu em nhớ không nhầm)

Ý các huynh thế nào? :24h_066:

các huynh cho đệ hỏi là hằng số tốc độ phản ứng k có đơn vị nhất định không hay là đơn vị của nó phụ thuộc vào phương trình vận tốc

theo mình nhớ thì nó không có đơn vị cố dịnh đâu giống áp suất vậy tùy vào các dạng đơn vị đo các kiểu tác dụng của lực mà có các dạng thứ nguyên khác nhau .

Nhìn lại hết topic, thấy chỉ có ba bạn còn lấn cấn ở chỗ đơn vị hay thứ nguyên của Kcb nhỉ.

Bạn dangnhu này vô chọt một câu rồi bỏ ngõ, nên tớ cho là nói nhăng nói cụi, ko biết đúng sai. pass.

Bạn bemotyeu này chỉ biết vào hỏi, mọi người thảo luận quá trời lại chẳng đọc, những thành viên thế này chỉ tổ làm topic dài ra mà chẳng đi tới đâu.

Còn bạn longrai với lập luận hùng hồn dựa vào sách thầy Huế, anh đợi cậu thi ĐH xong rồi bàn nhé. Bây giờ bàn bạc cứ lấp lửng hoài cũng chẳng tới đâu cả.

Chia sẻ vài quan điểm:

  1. Không đơn vị (without unit) với không thứ nguyên (dimensionless). Bản thân tớ cũng chưa phân biệt nổi hai khái niệm này. Đã dò qua wiki và một số web khác nhưng cũng không biết khác chỗ nào. That is to say, they are the same.
  1. Hằng số cân bằng các loại đều không có đơn vị. Tùy người viết, kể cả wiki … đều có những cách lập luận của riêng mình, nhưng “all roads lead to Rome”, đã là hằng số cân bằng phải không có đơn vị/thứ nguyên.

Lí do: Mỗi giá trị nồng độ/áp suất trong biểu thức cân bằng (equilibrium constant expression) của từng tác chất đều phải đưa về cùng hệ qui chiếu, hay cùng điều kiện xét. Điện kiện xét chuẩn này là “Trạng thái nhiệt động chuẩn” (thermodynamic standard state).

Thermodynamic standard state: Most stable form of a substance at 1 atm pressure and at specified temperature, usually 25 degree Celsius; 1 M concentration for all substances in solution.

Do vậy, đối với Kc (concentration equilibrium) thì mỗi thành phần nồng độ chất đều được chia cho trạng thái chuẩn (1M), Kp sẽ chia cho 1atm. Như vậy đơn vị sẽ được giản lược.

==> K không bao giờ có đơn vị.

Trẻ hiếu động, khoái biến đổi để chứng minh một định luật, định lí, hay lý thuyết nào đó sai. Câu trả lời của anh mdlhvn hoàn toàn hợp lí, việc chú muốn nhân bao nhiêu tùy thích, nhưng đừng viết là Keq, mà chỉ viết là Qr (reaction quotient) thôi.

Giá trị Qr có ứng dụng dùng để dự đoán chiều hướng phản ứng (predict reaction direction).

Hằng số cân bằng là một giá trị nhất định ở một nhiệt độ nhất định. Hope it helps.