Xác định tốc độ phản ứng!!!

Mình xin chia sẻ tiếp 3 quan điểm trên của bạn Admin:

  1. Thứ nguyên và đơn vị. Khi nói đến thứ nguyên người ta muốn nói đến cái chung, đơn vị là cái cụ thể. Một thứ nguyên có thể có nhiều đơn vị khác nhau. Ví dụ về các thứ nguyên gốc:
  • Chiều dài (L: length): có thể có các đơn vị là Km, m, cm, mm…
  • Khối lượng (W: weight): có thể có các đơn vị là ton, Kg, g, mg,
  • Thời gian (T: time): có thể có các đơn vị là ngày, giờ, phút, giây,…

Khi đó:

  • Chu vi sẽ có thứ nguyên là [L]
  • Diện tích sẽ có thứ nguyên là [L^2]
  • Lực sẽ có thứ nguyên là [W.L/T^2]: đơn vị có thể là Newton (kgm/s^2), kgf, poundals…

Như vậy nói Kcb không có thứ nguyên thì chuẩn hơn. Tuy nhiên nếu nói không có đơn vị thì cũng chấp nhận được, ý nghĩa là như nhau.

  1. Về vấn đề thứ nguyên của Kcb, mình khuyên các bạn học hiểu đến đâu thì dùng đến đó, quan trọng là giải quyết được vấn đề cụ thể của mình. Còn nếu bới móc ra thì các bạn phải biết thêm các khái niệm và định nghĩa về hoạt độ, hóa thế, năng lượng Gibbs…là những cái gốc để biến đổi và suy ra Kcb. Về bản chất, Kcb không có thứ nguyên.

  2. Admin hiểu chưa kĩ lắm: Viết Q hay K không phải do nhân hay không mà là viết vào thời điểm nào của phản ứng. Ở thời điểm cân bằng nó sẽ là K (và đúng như Admin nói là K của một phản ứng chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ). Ngoài thời điểm đó nó sẽ là Q. Khi nhân hệ số cho các phản ứng thì Q và K đều mũ lên đúng hệ số đó. Nhưng các bạn không phải vì thế mà cho rằng K thay đổi, cái này phải đọc nhiều nhiều lần mới hiểu được.

Một phản ứng xảy ra không phụ thuộc vào việc bạn thể hiện nó trên giấy như thế nào

@longraihoney, theo manminhtiep nghĩ longraihoney thi vào nghành hóa trường tự nhiên, bạn học nhiều về hóa mà ko theo nghành hóa thì uổng! :welcome ( ko biết bao giờ diễn đàn mình tập trung lại để biết mặt

@bluemonster & mdlhvn trả lời nghe hay wa’ và rõ nữa

cảm ơn mọi người rất nhiều

mình bàn sang chủ đề khác đi

1,câu nói chất điện li mạnh tan ít trong nước thì hơi lạ, tiên sinh nào ví dụ thử 2,ai biết do sao chất lỏng siêu tới hạn do sao hòa tan được cả nhiều chất mà bình thường ko tan được, vừa rồi xem mục ứng dụng làm chất giặc tẩy sao thấy nó ko hòa tan luôn cả quần áo (cũng tan trong nước bình thường đâu) 3,vì sao nước hòa tan được chất phân cực( vì tạo liên kết phân cực được) vậy dung môi ko phân cực hòa tan chất ko phân cực bằng cách gì (hình như ko có liên kết gì phân cực đáng kể cả) :24h_035:

Có ai nói trường hợp này có đâu??? Không biết chú này đọc hiểu kiểu gì thế nhỉ? Chỉ có trường hợp “Tan nhưng chưa chắc điện li”. Ví dụ thì đầy ắp.

Trước khi hỏi chịu khó search tí, lần đầu + tớ đang vui, nên chỉ cho search:

Chẳng biết chú này năm mấy mà hỏi mấy câu … ngố cực. Khi đánh giá sự tan/quá trình hình thành dung dịch (solution process) thì phải nhìn toàn diện ở cả ba tương tác.

Rule: “like dissolves like” có nghĩa là dung dịch hình thành/sự tan khi 3 tương tác này tương tự nhau về cả loại (kind) lẫn cường độ (magnitude).

–> NaCl hòa tan trong nước: tự lí giải –> Chất hữu cơ hòa tan trong dung môi hữu cơ (dung môi không phân cực) nhờ lực phân tán London (London dispersion force) giữa các loại phân tử.

http://www.chem.purdue.edu/gchelp/liquids/disperse.html

Thêm một hình ngoài lề nữa support tầm quan trọng 3 tương tác này. Đó là hiệu ứng nhiệt solution process.

1,câu nói chất điện li mạnh tan ít trong nước thì hơi lạ, tiên sinh nào ví dụ thử

Ví dụ, BaSO4 có tích số tan là 1.1x10^(-10) >> dd bão hòa có 1,05x10^(-5) mol BaSO4 tan nên xem nó như là chất không tan, trong số 1,05x10^(-5) mol này thì toàn bộ nằm ở dạng Ba++ va (SO4)-- hydrate >> nó là chât điện ly mạnh. Nó ko tan do năng lương mạng tinh thể lớn, quá trình solvat hóa ko đủ năng lượng bù đắt việc phá hủy mạng.

Excellent!

Đúng là cái này mình mới chưa đọc kĩ nên nói hơi hồ đồ ở post trước, sorry các bạn. Lần theo bạn garconip, mình tìm hiểu kĩ thêm về tan (solubility), điện ly (dissociation). Ví dụ một tài liệu tham khảo ở đây.

A Strong Electrolyte is a solute that exists in solution completely or nearly comletely as ions. Again, the strength of an electrolyte is defined as the percentage of solute that is ions, rather than molecules. The higher the percentage, the stronger the electrolyte. Thus, even if a substance is not very soluble, but what does dissolve dissociates completely into ions, the substance is defined as a strong electrolyte.

http://en.wikipedia.org/wiki/Dissociation_(chemistry)

Để hôm nào mình check thêm một số sách kinh điển nữa rồi thảo luận lại với các bạn.

Trở lại vấn đề thứ nguyên của Hằng số cân bằng tí đi nào ( bức rức ^^). Hồi trưa nay lục lại tài liệu phần đó rồi, và thầy Trần Thành Huế có đưa một số quan điểm sau để chứng minh HẰNG SỐ CÂN BẰNG CÓ THỨ NGUYÊN. ( Mang theo USB hình chụp mà nó lại trở chứng rồi, thôi type vài ý nhỏ vậy). Thứ 1: Theo sách toán định nghĩa thì biểu thức logaric chỉ có nghĩa khi số trong phép logaric là một số (dĩ nhiên không có thứ nguyên). Cần xem xét lại các công thức nhiệt động hóa học có liên quan đến năng lượng tự do Gibbs, lúc này ta sẽ thấy rằng RÕ RÀNG cái “Kp” hay “Kc” hay Q (biểu thị một tỉ số chưa ở điểm cân bằng) chỉ là TRỊ SỐ CỦA Kp, Kc và Q. ( Vì nó được định nghĩa theo các công thức hóa lí ở phép CHIA, nghĩa là đã có sự “chia” thứ nguyên và vì vậy “cái” ở sau ln là trị số mà thôi.) Thứ 2 : Hằng số cân bằng là một HẮNG SỐ VẬT LÍ, mà về nguyên tắc thì phải có đơn vị theo kèm ( nghĩa hẹp của thứ nguyên). Note: Có một phép phủ định bằng việc đưa ra ngay cái hằng số ma sát bên vật lí (trích sách giáo khoa vật lí 10) là nó không có đơn vị. Nhưng xin lưu ý là cái hằng số đó xét cho hệ chuyển động đơn giản, chịu tác động chủ yếu của trọng lực và lực lạ, mà theo hệ qui chiếu đó thì thiết lập được hằng số đó không có đơn vị chỉ là do “đặc biệt” mà thôi, còn xét ở các hệ khác thì sẽ nảy sinh ra những vấn đề phức tạp mà … bên hóa không quan tâm(cá nhân). Thứ 3 : Rõ ràng các BÀI TOÁN THỨ NGUYÊN đang là vấn đề không thể bác bỏ trong việc giải quyết các vấn đề nhiệt động, thường xét một quá trình nhiệt động phức tạp nào đó, việc giải bài toán thứ nguyên để xác định các đại lượng đặc trưng cho quá trình đó là một việc làm cần thiết. Note : Hẹp hơn chỉ nói đơn giản các bài tập trong sách đại cương hóa học hiện nay, cách giải bằng phương pháp “bài toán thứ nguyên” là một phương pháp hiện đại và chính xác ( theo tác giả) . Nếu cố tình lờ nó đi thì việc giải quyết sẽ rất khó khăn. Thứ 4 : Tác giả (PGS.TS Trần Thành Huế) đã thể hiện một quan điểm nhất quán rằng dù nói thế nào đi chăng nữa, hằng số cân bằng là CÓ THỨ NGUYÊN. Note:Ta cần thận trọng hơn vì tác giả là một chuyên gia hóa lí rất có uy tín của Việt Nam, tài liệu này được viết cho đối tượng là giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi, và đề cập các vấn đề ở mức độ tương đối cao (giải quyết nhiều vấn đề tranh cãi nhức nhối của hóa học, các vấn đề của iCHO, các định hướng phát triển …nhiều cái khó hiểu bỏ xừ) [ và đây đã từng là vấn đề mà các thầy cô lúc đi học bồi dưỡng chuyên môn cũng bức xúc lắm ^^ ] Vì trục trặc kĩ thuật nên em không post hình của 3 trang sách này lên được, cũng thừa nhận rằng mình không hề đủ trình độ để hiểu cặn kẽ vấn đề này. Và đưa ra một câu hỏi cũng hay (trích trong sách): Khi cho thêm CaCO3 vào thì cân bằng sau có gì thay đổi không? CaCO3(r) <—> CaO(r) + CO2(k)

Trường hợp anh BM đưa ra chỉ rơi vào trường hợp đơn giản nhất,chỉ xét “thành phần nồng độ chất đều được chia cho trạng thái chuẩn (1M), Kp sẽ chia cho 1atm” ứng với: aA+bB<—>cC+dD (a=b=c=d=1) Nghĩa là anh đã “cố tình” gạc bỏ những trường hợp phức tạp khác của nhiệt động, anh xem lại hộ em. Mà theo em, xét các vấn đề hóa lí thì nên đề cập thêm đến những thành phần bất khả li thân : Toán học và vật lí.

Ack, chú luận thế nào mà suy từ ý anh ra phương trình trên thế???

aA+bB<—>cC+dD với a,b,c,d là stoichiometric coefficients.

Equilibrium constant: Kc = ([C]^c * [D]^d)/([A]^a * [b]^b)

(right side is called the equilibrium constant expression)

Values of Kc are generally reported without units because the concentrations in the equilibrium constant expression are considered to be concentration ratios in which the molarity of each substance is deivided by its molarity (1M) in the thermodynamic standard state.

That means: Kc = {([C]/1M)^c * ([D]/1M)^d}/{([A]/1M)^a * ([b]/1M)^b}

Quote again: Thermodynamic standard state: Most stable form of a substance at 1 atm pressure and at specified temperature, usually 25 degree Celsius; 1 M concentration for all substances in solution.

Hic, tớ đọc một hồi thì đành phải tham gia vào cái topic này thôi. Một số trao đổi như sau:

  1. Khái niệm Q (reaction quotient) thì bạn mdlhvn giải thích gần như chính xác rồi. Q áp dụng cho mọi thời điểm của phản ứng. Tại thời điểm cân bằng Q=K. Q tính cho nồng độ tức thời của phản ứng nên nó cho ta biết chiều hướng của phản ứng ở tại thời điểm tính Q so với cân bằng.
  2. K (hay Q) không có đơn vị (dimensionless, unitless, pure number) do nó được định nghĩa theo hoạt độ hay hằng số vận tốc phản ứng thuận/hằng số vận tốc phản ứng nghịch.
  3. to Blue: Kc định nghĩa trên biểu thức trên là không chính xác. K sẽ phải xác định đc ở mọi điều kiện nồng độ, áp suất, nhiệt độ, miễn là phản ứng đạt cân bằng.
  4. to longrai: đọc sách để tăng lập luận của mình chứ không phải để nghe lời người ta nói. Ai đi chứng minh hằng số cân bằng có thứ nguyên hay đơn vị gì đó là sai cơ bản.

Thứ 2 : Hằng số cân bằng là một HẮNG SỐ VẬT LÍ, mà về nguyên tắc thì phải có đơn vị theo kèm ( nghĩa hẹp của thứ nguyên).

Chiếc suất thì sao ?

Biểu thức trên có nói là K ko xác định được ở mọi điều kiện đâu anh? Nó vẫn xác định ở tất cả các điều kiện đối với từng tác chất, nhưng đều nhìn từ hệ qui chiếu “Trạng thái nhiệt động chuẩn”, do vậy trong biểu thức các nồng độ hay áp suất mới phải chia cho 1M hay 1atm (thông số của trạng thái nhiệt động chuẩn).

Em cũng đồng ý với quan điểm: K không có đơn vị, không thứ nguyên.

Thực ra thì Q cũng tính từ hoạt độ chứ không phải nồng độ, do đó khi nó biến thành K ở thời điểm cân bằng thì K cũng không có thứ nguyên theo.

http://en.wikipedia.org/wiki/Chemical_equilibrium

Ặc, cứ quen xài nồng độ nên nói Q tính theo nồng độ luôn. Sorry, nhưng đoạn sau tớ nói đúng. Tự phạt mình nói hoạt độ một nghìn lần vậy.

Hay qúa! Mình hoàn toàn đồng ý! Mình cũng đã trao đổi với thầy Huế rồi! Thật ngạc nhiên là Thầy Huế đã chấp nhận K không có thứ nguyên!

Theo tôi để xác định tốc độ phản ưng thì: pt: aA + bB <===> cC + dD K do : v(thuận) = Kx[A]^aX[b]^b nên để xác định được tốc độ phản ứng cần xác định dược nồng độ chất tham gia phản ứng và hằng số tốc độ. Mà: K(thuận) = {[A]^aX[b]^b}:{[C]^cX[D]^d} ok rùi đó