Xử lý chất thải chai PET

CHào thân ái tất cả các đồng chí! Co Đ/C nào biết về công nghệ xử lý chất thải là chai PET không vậy.Đây là lọ đựng thuốc trừ sâu đấy.Tôi không biết có địa chỉ nào xử lý được chất liệu này không?Nếu Đ/C nào biết chỉ giúp Tôi nhé. Chân thành cám ơn các Đ/C.:tuongquan

Ủa, mình nghe nói chai PET là chai có thể tái chế được mà, đâu phải rác thải nhỉ?!

Nhưng nó dính thuốc đấy .vậy thì khó tái chế lắm nên mình mới hỏi tìm tài liệu xem ai có không?và tìm thì ở đây?

Sản xuất xơ Polyester từ chai pet phế thải Những chai Pet phế liệu (nhựa đựng nước lọc, nước khoáng tinh khiết), được “chế biến” thành sợi tổng hợp, một loại sợi nhẹ, giữ nhiệt được sử dụng thay thế nguyên liệu bông xơ tự nhiên trong sản xuất chăn, ga, gối đệm. Công nghệ này đã giúp công ty TNHH Hợp Thành (Thái Bình) mỗi năm đạt lợi nhuận 50-55 tỉ đồng. Mạnh Thủy, cán bộ công ty TNHH Hợp Thành, tác giả đề tài cải tiến công nghệ này cho biết, băng tải thay vì chìm xuống, nay được cải tiến nâng lên sàn cách mặt nền 2,5m giúp công nhân thao tác dễ, an toàn hơn. Với những nguyên liệu không đủ tiêu chuẩn được thả xuống sàn dưới để công nhân xử lý và quay vòng trở lại, bỏ qua một bước thu gom nguyên liệu loại… Chỉ tính riêng công đoạn nén nóng chảy nguyên liệu, thay vì phải sử dụng nguyên liệu cát thạch anh nhập từ Trung Quốc nhập giá 16 triệu đồng/tấn, dùng cát trong nước chất lượng thấp, dễ đứt tơ, một hệ thống lọc cát được, tạo được độ bóng, tròn đều tương đương với cát nhập ngoại. Cải tiến này giúp công ty tự tạo được cát thạch anh bền, đẹp mà giá chỉ bằng 1/16 giá nhập ngoại. Năm 2007, dây chuyền vận hành tại công ty TNHH Hợp Thành cho công suất 20.000 tấn sản phẩm xơ polyester/năm, làm lợi cho ngành dệt Việt Nam khoảng 4,5 triệu USD/năm (do giảm chi phí so với nhập khẩu nguyên liệu). Việc cải tiến công nghệ này còn được ghi nhận bằng giải thưởng Sáng tạo KH&CN năm 2007. Để tìm hiểu kỹ hơn thông tin về công nghệ này, độc giả có thể liên hệ với tác giả Lê Mạnh Thúy, Cty TNHH Hợp Thành, khu CN Nguyễn Đức Cảnh, TP Thái Bình. Điện thoại: (036) 841688 - 0913208958. Nguồn: Khoa học & Đời sống, số 36

Cái mà Mr.Duc muốn tìm hiểu ở đây là xử lý sơ bộ phế liệu chai PET đựng thuốc trừ sâu trước khi đưa đi tái chế.

Mr.Duc cần phải giải quyết các vấn đề sau:

  • Phân loại chai theo thuốc đã dùng ? Có thể được không? Nếu được thì đi bước kế.
  • Xác định múc độ và các phân hủy thuốc trừ sâu để xử lý đặc hiệu (sẽ bàn sau)
  • Nếu không phân loại chai được thì dùng một phương pháp chung: cho tất cả ngâm trong dung dich muối ăn 50% (3 ngày 3 đêm với thể tích 1 m3) , rửa tiếp bằng nước thường, ngâm tiếp bằng nước oxygia 20% ( 1 ngày 1 đêm cho thể tích 1 m3). Phơi nắng đến khô.==> Hiệu quả 75-80%, nghĩa là dư lượng thuốc còn tồn ít, tùy theo thể tích ngâm , phơi.

anh teppi ơi, em nghĩ Mr.Duc hỏi trong mục đích tìm hiểu thông tin thôi, em thấy anh trả lời chi tiết quá nhất là chỗ “1m3” thấy hơi choáng nhỉ Chúc anh vui

Anh đã từng chứng kiến cảnh công nhân một cơ sở sản xuất tái chế nhựa bị ngộ độc do không biết phế liệu nhựa là bao bì chứa thuốc trừ mối mọt. Lần đó ám ảnh luôn tới giờ. Do vậy , anh cũng không muốn có một kết cục nhìn thấy trước lần nữa. Cái vụ án năm xưa đó cho anh một hoạt động tích cực có ý nghĩa. Chủ cơ sở bị buộc phải có trách nhiệm và đầu tư kỹ hơn. Quy trình xử lý sau đó họ OK. Không có tốn kém nhiều mà dễ thực hiện. 5 anh em sinh viên thời đó dành dụm đủ tiền để mua được 1 năm tạp chí Kiến thức ngày nay.

Bạn Teppi suy nghĩ rất đúng! Tuy rằng tái thu hồi phế liệu là việc cần khuyến khích, nhưng chủ các cơ sở tái chế phải có trách nhiệm với môi trường và sức khỏe công nhân. Cần phải tiến hành các bước sơ chế thích hợp, trước khi đưa nguyên liệu vào dây chuyền tái chế; các độc chất phải được xử lý trở nên vô hại trước khi thải vào môi trường. Đó là trách nhiệm và lương tâm người sản xuất chân chính.

Mình nghĩ để xử lý sạch nên chang cho vào dung dịch kiềm nồng độ cao để thủy phân các loại thuốc trừ sâu, kỹ hơn thì cho thêm vào H2O2 hoặc nước giaven rồi ngâm Thân!

Ngâm với xút nồng độ cao thì thủy phân được các thuốc trừ sâu gốc lân nhưng cũng làm giảm cấp nhựa nên mình không dùng cách này.

Theo mình thấy thường chai thuốc sâu có màu, nên có thể trong quá trình thu gom sẽ có nhiều màu khác nhau, cần phải phân loại. Cần thiết phải loại bỏ màu trong quá trình tái chế, có thể sử dụng sản phẩm tái chế cho nhiều mục đích khác nhau: tái sản xuất hoặc sử dụng sản phẩm đó ứng dụng tạo ra một sản phẩm khác ( UPR: composit, bê tông polymer…; PU: xốp, dẻo, sơn, vecni). tái chế thì có nhiều phương pháp:

  • tái chế cơ học: dùng nhiệt làm nóng chảy polymer để tái sản xuất, tuy nhiên dễ làm giảm các đặc tính cơ lý của nhựa, do quá trình cắt mạch polymer ở nhiệt độ cao sau mỗi lần tái chế.
  • tái chế hóa học: methanol giải, glycol giải, thủy phân ( acid, bazo, trung tinh), amin giải, amoniac giải. đây là hai phương pháp được sử dụng phổ biến còn các phuơng pháp khác thì không phổ biến. theo mình giai đoạn quan trọng nhất là khâu phân loại sản phẩm ban đầu để đạt được tính đồng nhất của nguồn nguyên liệu đầu vào, nếu không kết quả tái chế sẽ không được thành công như ý muốn. chúc ý kiến. thân:hutthuoc(