Xử lý mẫu để định lượng As, Pb, Cd, Hg

Chào các bạn, Mình đang tìm phương pháp xử lý mẫu là dược phẩm, thực phẩm chức năng và các loại dược liệu để định lượng As, Pb, Cd, Hg,…(các kim loại nặng) bằng phương pháp AAS. Nhiệt độ tối đa để xử lý mẫu là bao nhiêu. Mình đọc 1 số tài liệu thấy xử lý khác nhau không biết phương pháp nào là tối ưu:

  • Mẫu + 40ml HCl 37% + polysorbat80 10% + Nước
  • Mẫu + Acid Nitric đđ : Acid Sulfuric đđ (1:1) nung trên bếp điện. sau đó cho vào lò nung tới 450 độ. Mong nhận được sự góp ý của các bạn

Nguyên tăc xử lý mẫu phân tích tổng kim loại bằng phương pháp AAS là chuyển định lượng tất cả các dạng tồn tại của kim loại trong mẫu thô về một dạng đơn giản đồng thời loại bỏ thành phần nền càng nhiều càng tốt. Để làm tốt việc này cần phải hiểu rõ tính chất lý hóa của nguyên tố phân tích, tính chất lý hóa của nền mẫu và các tương tác giữa nguyên tố phân tích và nền mẫu. Trong các nguyên tố bạn nêu,

  • Hg là nguyên tố dễ bị khử và bay hơi nên rất dễ bị mất trong quá trình xử lý mẫu đặc biệt là trong môi trường nhiệt độ cao và có tính khử.
  • As dễ hình thành các hợp chất muối chloride dễ bay hơi nên sẽ bị mất nếu đun ở nhiệt độ cao và có mặt ion chloride.
  • Cd và Pb rất dễ bay mất nếu nung ở nhiệt độ cao. Trong hai phương án bạn nêu,
  • phương án đầu tiên dùng HCl vốn không phải là acid có tính oxy hóa nên không thể loại bỏ những nền phức tạp, polysorbate 80 chỉ là chất hoạt động bề mặt và tạo nhũ. Mẫu xử lý theo kiểu này khó chạy cho FAAS vì độ nhớt khác dung dịch nước rất khó dựng chuẩn. Nếu chạy GFAAS cũng khó vì polysorbate đọng lại trong lò ở dạng than hoạt tính nếu không dùng oxygen trong giai đoạn ashing (điều này không đơn giản).
  • Phương án 2 không dùng đuợc cho Hg, các nguyên tố As, Pb, Cd rất dễ bị mất nếu thao tác không cẩn thận. Nếu bạn có lò vi sóng thì có thể xử lý mẫu 1 lần để xác định hết các nguyên tố bạn nêu. Nếu không có lò vi sóng thì phải dùng phương pháp xử lý mẫu cổ điển sao cho As và Hg không mất, và cũng có thể phân tích đuợc các nguyên tố kia. Nói chung cho dù phương pháp nào đi nữa thì bạn cũng phải tuân thủ các bước validate để thẩm định quy trình trước khi áp dụng chính thức. Thân ái

Cám ơn bạn giotnuoctrongbienca rất nhiều. cho mình hỏi thêm là các nguyên tố As, Pb, Cd, Hg sẽ bị phân huỷ cụ thể ở nhiệt độ bao nhiêu? và tìm trong tài liệu nào. nhiệt độ tối ưu để phá mẫu là bao nhiêu

As và Hg xử lý rất khó, thường xử lý riêng trong nồi cách thủy đặt trong tủ HÚT. Trên nắp bình Kendan cổ dài đậy bằng một cái phểu để tránh bốc hơi quá nhanh cuốn theo mẫu. Nếu có điều kiện nên sử dụng hệ thống xử lý bằng lò vi sóng kín là tối ưu. As và Hg thường đo trên lò lửa và có phương pháp riêng (dụng cụ gắn thêm vào). Cd và Pd xử lý dể hơn bằng phương pháp dùng HNO3 cũng được. Về các phương pháp xử lý mẫu thì bạn tìm đọc sách của thầy Phạm Luận nhé. Hôm nào rãnh mình noi kỷ hơn. Chào bạn. *Sau đây tôi xin trình bày sơ lược về cách xử lý mẫu (Xử lý ướt), đây là cách xử lý thông dụng trong kỹ thuật phân tích AAS ở nước ta. Đối với mẫu là nước:Cho trực tiếp vào và đo, nếu nước đục hoặc cặn phải lọc cho trong rồi mới đo.

Đối với các dạng mẫu khác: Dạng lỏng (nước tương, nước mắm, sữa, bia…) thì lấy thể tích (# 5 ml), dạng rắn (Rau, quả, bánh kẹo,…) lấy khối lượng (# 5mg), Cho vào bình Kendan (trước khi cho vào bình phải đồng nhất mẫu, vd: Quả cam thì lấy ít vỏ, ít ruột cho vào máy xay cho đều-gọi là đồng nhất mẫu). Thêm 5ml HNO3 đđ 65%, 2ml H2O2, để lên bếp đun (bếp phải đặt trong tủ hút). Ban đầu đun ở nhiệt độ thấp 80-100 độ, sau tăng lên 200-250 độ để tránh mất mẫu. Khi dung dịch cạn (không quá khô) nếu còn màu thì tiếp tục cho HNO3 vào và đun tiếp, thường thì lượng HNO3 sử dụng gấp 15-20 lần lượng mẫu. Tiếp tục như thế đến khi dung dịch trong suốt hoặc hơi sánh vàng là được, để cho đến khô, nhấc xuống. Định mức 10-25-50ml tùy nồng độ chất dự đoán có trong mẫu bằng chính dung dịch Blank của phương pháp định lượng.

Chú ý: đối với mẫu bia cần đuổi hết CO2 bằng máy siêu âm trước khi đun mẫu.

Đối với chất dể bay hơi nên đậy một cái phểu nhỏ trên miệng bình. Xử lý Cd đừng để quá khô sẽ bay hết mẫu. Nếu muốn biết phương pháp xử lý mẫu của bạn tối ưu chưa thì làm hiệu suất thu hồi. Thường khoảng 80% là tốt.

Để phân tích các nguyên tố dễ bay hơi ở nhiệt độ thường: Hg phải dùng hệ thống riêng mà!

Đối với As thì nhiệt độ tối đa là 450 độ, sử dụng phương pháp phá mẫu khô thì còn phải thêm chất trợ đốt Mg(NO3)2. Phá mẫu ướt thì dùng thiết bị hoàn lưu (hay becher có mặt kính đậy trên cũng được, phá bằng HNO3 đậm đặc và oxy hóa bằng H2O2. (xem thêm tiêu chuẩn AOAC 986.15) Phá mẫu đo Hg thì tốt nhất là sử dụng bộ bếp đun hoàn lưu (có 20 ống/bếp nên sử dụng phá nhiều mẫu trong 1 lần), dùng HNO3:H2SO4 (1:1), đun ở nhiệt độ 150 độ, sau đó oxy hóa bằng H2O2, HClO4 hoặc KMnO4. Tùy theo dạng mẫu, lượng cân mẫu mà sử dụng loại axit và chất õy hóa khác nhau. (xem thêm tiêu chuẩn AOAC 971.21)

mìh chuẩn bị phân tích 5 kim loại Cd, Cu Pb Zn As trong mẫu thóc bằng phương pháp F AAS nhưng chưa biết hình dung công việc mình làm như thế nào cả. phòng thí nghiệm của mình có một lò vi sóng để nung mẫu. mong các bạn có kinh nghiệm truyền đạt lại cho mình

trong cook book ở phần đồng hóa mẫu thóc có 1 bước ghi là " place a TFM vessel on the balance plate, tare it and weigh of the sample" các bạn có thể dịch hộ mình câu này và TFM là gì k ạ. xin cảm ơn

[QUOTE=dungk51cnmt;56823]trong cook book ở phần đồng hóa mẫu thóc có 1 bước ghi là " place a TFM vessel on the balance plate, tare it and weigh of the sample" các bạn có thể dịch hộ mình câu này và TFM là gì k ạ. xin cảm ơn[/QUOTE TFM = tetra fluoroethylene modified tức là teflon đã biến tính. Đây là vật liệu làm bình phá mẫu bằng lò vi sóng. Bình này trơ hóa học, dẫn nhiệt kém và truyền suốt với tia vi sóng.

Câu tiếng Anh trên chỉ là hướng dẫn thực hiện phép cân mẫu: “đặt bình TFM lên cân, nhấn zero để trừ bì, cho mẫu vào bình và ghi trọng lượng mẫu” Thân ái

Hàm lượng của các nguyên tố bạn quan tâm trong mẫu thóc là khá thấp (trừ Zn). Phương pháp FAAS có độ nhạy không cao nên nếu bạn muốn phân tích các nguyên tố trên bằng FAAS, bạn phải xử lý một lượng mẫu khá lớn, lên đến vài chục gam mẫu.

Lượng mẫu thóc xử lý -trong lò vi sóng chỉ nên khoảng 200-300 mg là tối đa (an toàn) nên bạn không thể dùng cách này được.

Bạn nên dùng phương pháp vô cơ hóa khô/ướt kết hợp để đốt cháy hết C trong 1 lượng lớn mẫu thóc (vài chục g) trong lò nung mà không làm mất các nguyên tố trên.

Bạn tẩm ướt mẫu với KNO3 5%, than hóa trên bếp điện, tro hóa trong lò nung ở nhiệt độ 450 oC. Hòa tan trong acid HCl rồi phân tích. Dùng HGAAS phân tích As. Thân ái

Đối với xử lý mẫu bằng phương pháp vô cơ của bạn là ổn rồi nhưng theo mình thì lấy khoảng 1-5g mẫu+0.5H2SO4 đặc+5ml HNO3 đặc đun cho đến muối ẩm (bốc khói SO3 (màu trắng đặc)). Nếu muối trắng thì thêm nước cất và định mức là xong. Nếu muối có màu thì ta tiếp tục thêm 2-5ml H2O2 đun cho đến bốc khói trắng… nếu muối vẫn có màu thì ta thêm 2-5mlHClO4 rồi tiếp tục đun…

ban ơi cho mình hỏi : ưu - nhược diểm của phương phap AAS nay được không .