Cháy trong lòng chất lỏng

  • Tiến hành: Lấy vào ống nghiệm sạch 3ml cồn rồi rót nhị theo thành ống nghiệm 3ml H2SO4 đậm đặc. Hỗn hợp chia thành 2 lớp: lớp dưới là axit, lớp trên là dd cồn. Rắc từ từ, từng ít một những hạt thuốc tím KMnO4 vào hỗn hợp.
  • Hiện tượng: Khoảng nửa phút sau, các tia lửa loé sáng trong lòng chất lỏng như sao sa và có những tiếng nổ lách tách khá lâu. Khi phản ứng ngừng, ta lại rắc thêm các hạt thuốc tím vào tiếp và phản ứng lại tiếp tục.
  • Giải thích: Khi các hạt thuốc tím rơi vào dd cồn, tới lớp H2SO4 sẽ có phản ứng và oxi được giải phóng. Phản ứng tỏa nhiệt mạnh và nhờ có oxi mà cồn cháy. Sự cháy xảy ra ở quanh từng hạt thuốc tím nên trông như sao sa.
  • Chú ý:
    • Ko nên rắc các hạt thuốc tím vào dd công quá nhiều ngay một lúc, vì phản ứng quá mạnh, sôi lên và làm đục hỗn hợp nên các tia sáng loé ra trông không rõ, hơn nữa phản ứng lại mau kết thúc, người xem ko quan sát được nhiều.
    • Có thể biểu diễn thí nghiệm này trong ống đong 100ml hoặc cốc thủy tinh nhỏ loại 50ml. Mỗi dd lấy 15ml. Khi có đông người xem cần dùng ống đong loại to để mọi người quan sát được rõ. Thử xem, thú vị lắm đấy!!! Chúc các bạn thành công nha!!!

hi,thế bạn có thể cho mình biết là tại sao phải nhỏ H2SO4 dđ theo thành ống nghiệm?

Dĩ nhiên là vì H2SO4 đậm đặc ko thể nhỏ nhiều vào cùng 1 lúc, lúc đó lớp phân cách sẽ ko rõ à.

không phải chỉ là lớp phân cáh sẽ không rõ mà là do người ta muốn tránh sự khuếch tán quá rộng của H2SO4 dđ vào etanol96,vì bạn nên nhớ rằng etanol96 vẫn có nước ở trong đó,nếu bạn nhỏ từng giọt axít hay một lượng lớn axít lên bề mặt của dd etanol96 thì dd sẽ nóng và sôi bắn ra ngoài rất nguy hiểm,bạn hãy làm thực nghiệm thử rồi sẽ thấy.

Vì sao HNO3 có tính oxi hóa mạnh như thế nhưng tại sao khi học lại không đề cập đến việc pha loãng như H2SO4

vì nồng độ của HNO3 dđ nhất thường dùng trong phòng tn là 68% nên khi cho nước vào HNO3 68% thì nhoiệt lượng của quá trình hidrat hóa ko lớn,trong khi H2SO4 dđ có C% = 98% thi khi pha lãng với nước thì nhiệt lượng tỏa ra là rất lớn