Hóa đại cương: Điện hóa học và Phản ứng oxi hóa khử

O.B + C ------> kim loại + CO điều kiện để phản ứng xảy ra khi kim loại trong oxit đứng sau Al trong dãy hoạt động hóa học của kim loại. Ngoài C còn có H2/CO/Al và sản phẩm lần lượt là kim loại+H2O/CO2/Al2O3:24h_065:

vậy ở pt: C+2CuO=2CU+CO2(sách giáo khoa hóa 11 nâng cao) thì sản phẩm là CO2 chứ đâu phải CO.

uhm, hjhj, viết sản phẩm ra CO cũng không sai. tỉ lệ 1:1, và hết CuO rồi thì CO cũng chẳng phản ứng với Cu sau đó nữa. T nghĩ thì bản chất C cũng chiếm [O] 1 cách dần dần thui.

ko ai đưa ra một quy luật cho sản phẩm sao

Em đọc 1 tài liệu ghi cả 2 C và CO đều cho ra CO2 hết nên em nghĩ chắc là cả 2 đều đúng wóa (hình như chỉ riêng cho C thui):chaomung

Trên thực tế thì ra C02 trước, nếu dư C thì C td tiếp với C02 tạo 2 CO

Theo em nghĩ cũng tuỳ chất đó co tính oxi hoá mạnh hay yếu. Các anh thử lấy VD đối với ZnO xem ?

Theo tôi thì khi đề bài cho thế nào thì biết là như thế vì một phản ứng mà cho nhiều sản phẩm thì rất khó khống chế nó tạo thành một sản phẩm duy nhất. Ví dụ khi cho KL tác dụng với HNO3 có rất nhiều sản phẩm tạo thành mà các bài tập sách giao khoa hay cho sản phẩm duy nhất là NO2 nhưng thực tế không đơn giản chỉ tạo thành NO2 Tóm lại là không có quy luật nào cả. Không phải khi khử oxit KL A thì tạo thành CO mà với B tạo thành CO2 chẳng có sách nào nói thế cả. thu được hỗn hợp khí CO2 và CO là đúng nhất sát với thực tế nhất

thật ra em chi cần xét đến tinh dư trong phản ứng

Em có 2 bài tập chưa làm được,xin nhờ các pro chỉ giáo!

  1. Tại sao F ko xuất hiện các mức oxh dương trong hợp chất còn Cl,Br,I lại có các số oxh +1,+3,+5,+7 mà không có các số oxh chẵn?
  2. Trong pTN người ta điều chế Cl2 = phương pháp cho KMnO4 + HCL a/có thể dùng pp đó đ/c F2 ko ? b/___________________ Br2,I2 ko? c/______ thay KMnO4 = MnO2 hoặc K2Cr2O7 được ko? Mình cảm ơn trước ^^!

Do Flo có độ âm điện mạnh vô đối nên không bao giờ có số oxi hóa dương. Chính vì thế không điều chế được F2 bằng các phản ứng oxi hóa khử thông thường mà phải dùng tới điện phân mới điều chế được. Phương pháp này điều chế Clo là hiệu quả thôi, còn với Br2 hay I2 thì không hiệu quả cho lắm do nó dễ bị oxi hóa tới mức oxi hóa cao hơn chứ không dừng lại ở số oxh là 0. Tất nhiên là dùng MnO2 hay K2Cr2O7 cũng được.

câu1:Cl,Br,I có phân lớp d trống nên ở trạng thái kích thích sẽ có 3,5,7 e độc thân nên có trạng thái OXH là +3,+5,+7 không dùng phương pháp trên điều chế F2 vì HF không có tính khử có thể thay KMnO4 bằng MnO2,K2Cr2O chất OXH

Phản ứng của oxit sắt với dd HNO3 đều tạo rA Fe (III) nhưng tại sao nếu có Cu dư thì chỉ tạo Fe(II)?

Do Thế điện cực chuẩn của Cu2+/Cu đứng trước Fe3+/Fe2+ Cu2+/Cu=+0.34 Fe3+/Fe2+=+0.77 Nêu e, học lớp 12 sẽ hiễu hơn quy tắc anpha Cu2+/Cu +Fe3+/Fe2+ ------> Fe3+ + Cu—> Cu2+ + Fe2+

Nếu em muốn biết rỏ hơn thì xem ở đây http://chiennc.violet.vn/entry/show/cat_id/130026/entry_id/549740

Nói đơn giản cho bạn dễ hiểu, lấy bảng hệ thống tuần hoàn ra xem cái dãy hoạt động kim loại, kết luận thằng nào đứng trước thì đẩy được thằng đứng sau ra khỏi dung dịch muối của nó. Fe3+ đứng sau Cu. Dễ như ăn kẹo á

việc bạn nói dĩ nhiên tôi hiểu. Nhug cái tôi không hiểu là làm sao nó lại ra sắt II thôi!! cái này nếu đang học lớp 11 bạn giải thích được không?

có ai đang học hoá đại cương ko cho hỏi bài này:hệ số nhiệt độ gamma=2,5 hỏi phản ứng kết thúc bao lâu ở 200C biết ở 150C phản ứng kết thúc sau 16 phút

Nếu đã hiểu rùi mà cũng ko hiểu tại sao tạo ra Fe2+ nửa à? hic Như bạn Đức đã nói đến quy tắc alpha. Thì Cu + Fe3+ = Fe2+ + Cu2+ Chúc mai!

biết tại sao nó ra sắt (II) ko tại sau khi sắt (III) được tạo từ phản ứng oxit + Cu Dư thì sản phẩm sắt (III) vừa được tạo thành sẽ phản ứng tiếp với Cu Dư để tạo ra sắt (II) cho nên sản phẩm cuối cùng luôn luôn là sắt II nếu phản ứng Cu Dư.và nếu oxit+ Cu Dư cho ra Sắt(II) luôn thì phản ứng sẽ dừng lại ở đây