hỏi về tính axit của axit cacboxylic

Trong sách Hóa học hữu cơ tập 2 của PGS.TS Đỗ Đình Rãng chủ biên - NXBGD/1999 ở trang 273 có bảng pKa của các axit cacboxylic như sau: Axit(pKa): Axit axetic(4,76); Axit propionic(4,88) Axit n-butiric(4,82) Tại sao tính axit của axit n-butiric lại mạnh hơn (pKa nhỏ hơn) so với axit propionic?

Định nghĩa pKa=-log(Ka) của axit bạn à. Axit nào có pKa càng nhỏ thì cảng mạnh là đúng rồi.

Tính mạnh yếu của axit được đặc trưng bởi Ka, Ka càng lớn thì tính axit càng mạnh và ngược lại. Mà theo định nghĩa thì pKa = -log(Ka) ==> pKa càng lớn thì Ka càng nhỏ => tính axit càng yếu.

Các axit trên đều có dạng: R-COOH, với R là gốc hidrocacbon no nên đẩy e làm tính axit giảm so với HCOOH. Do sự đẩy e của CH3<C2H5<n-C3H7 nên tính axit sẽ giảm theo chiều Axit axetic< Axit propionic < Axit n-butiric. Do đó Ka giảm <-> pKa tăng. Đó là chiếu theo lý thuyết, còn thực tế có thể do nhiều yếu tố ảnh hưởng nữa. Việc giải thích vì sao Axit propionic > Axit n-butiric gần như không thể giải quyết được bằng lí thuyết!:liemkem ( Thân!

Nhưng theo số liệu thực nghiệm axit n-butiric(1) mạnh hơn axit propanoic(2) (Tức là pKa1<pKa2 ) trái với việc giải thích bằng hiệu ứng +I Cái này em cũng đã tra sô liệu trên mạng và kết quả như sách : http://www.zirchrom.com/organic.htm Đây mới là vấn đề bạn ấy hỏi