Kỹ thuật chuẩn độ (các phương pháp phân tích Hoá học)

Phân tích muối ammonium nitrate thì có thể phân tích 2 hợp phần của nó: ion ammonium và ion nitrate:

  • Ion ammonium thì dùng phương pháp urotropin như BachLam đã giới thiệu.
  • Ion nitrate thì có thể dùng các phương pháp sắc ký trao đổi ion hay điện cực màng chọn lọc ion nitrate đều được. Phương pháp trắc quang xác định ion nitrate không phải là phương pháp hay để xác định nitrate hàm lượng lớn do trải qua nhiều phản ứng trung gian rất khó khống chế –> sai số nhiều. Thân ái

Tôi gởi cho bạn quy trình xác định Fe trong nước bằng phương pháp trắc quang với thuốc thử 1,10-phenantrolin. Xem trong file đính kèm! Thân ái

Công ty em đang sử dụng nước Javel để xử lý nước thải. Nhưng em không biết làm sao để kiểm tra hàm lượng Javel nhập về có đúng như trong bản phân tích mẫu Javel của Công ty hóa chất cung cấp hay không. Trong bản phân tích này có nói hàm lượng Javel là khoảng 100 - 110g/l. Xin các bạn và các thầy cô có thể chỉ cho em phương pháp phân tích hàm lượng Javel trong phòng thí nghiệm để kiểm tra mẫu hàng nhập về có đúng chất lượng hay không. Em xin chân thành cảm ơn.:24h_052:

Chất lượng nước Javel quyết định bởi lực oxyhoa của dung dịch. Muốn kiểm tra chỉ tiêu này thường xác định lực oxyhoa khử của dung dịch. Nguyên tắc phản ứng như sau: 3KI + NaClO + H2O –> KI3 + NaCl + 2KOH
KI3 + 2KOH + H2SO4 –> KI3 + K2SO4 + H2O (thêm H2SO4 làm môi trường). Chuẩn độ lượng KI3 sinh ra bằng Na2S2O3 chỉ thị hồ tinh bột 2Na2S2O3 + KI3 –> Na2S4O6 + KI + 2NaI.

  • Tính lượng NaClO trong mẫu qua lượng sodium thiosulfate tiêu tốn. Thân ái
  1. vì sao khi cân xút phải có thao tác thật nhanh ? Những phản ứng nào có thể xảy ra khi để NaOH ngoài không khí
  2. Tại sao người ta dùng được công thức CV=C’V’ trong phép chuẩn độ thể tích ? Ý nghĩa của công thức này là gì? 3.Khi dùng phương pháp thể định phân thì người ta dùng nồng độ gì? 4.Tại sao không được chứa dung dịch kiềm trong các bình có “nút nhám”. Nút nhám là gì?
  3. TẠi sao dung dịch CoCl2 có màu hồng? Giải thích dùm luôn . :24h_039::24h_039:
  1. Khi cân xút thao tác của bạn phải nhanh vì xút là một chất có khả năng hút ẩm cao và nó rất dễ bị biến chất do CO2 trong không khí PTPU: C02 + Na+ + OH –> Na2CO3 + H2O
  2. Dùng công thức này để xác định thể tích của dd mà ta cần lấy để pha loãng thành dd mà ta cần( thường thì ta sẽ dùng 1 dd có nồng dộ lớn hơn đã được xđ rồi đem đi pha loãng) Vd: pha 1L dd H2SO4 0,02N từ dd H2SO4 1N ta thấy: V=1L ; C=0,02N ; C’=1N bây giờ xđ V’=? áp dụng công thức: CV=C’V’ –> V’=CV/C’=0,02x1000/1=20mL vậy ta cần 20mL H2S04 1N để pha loãng thành 1L H2S04 0,02N
  1. TẠi sao dung dịch CoCl2 có màu hồng? Giải thích dùm luôn

Câu hỏi hay, muốn biết được bạn cần có kiến thức về Hóa phổ và hóa phức.

  1. Hóa phổ: Màu của một chất được quyết định do các mức năng lượng (đã lượng tử hóa) của chất đó. Màu bạn nhìn thấy là ánh sáng phản xạ từ chất đến mắt bạn. Khi chất nhận một chùm sáng trắng (khả kiến bước sóng khoảng 400-800m), chất sẽ hấp thụ một dải sóng hẹp (một dải sóng tương ứng với một màu, ví dụ khoảng 800 là đỏ) nào đó tùy thuộc vào các mức năng lượng của chất đó. Nếu chất hấp thụ dải màu X thì phần ánh sáng phản xạ đến mắt bạn sẽ có màu Y (quan hệ cụ thể của X và Y thế nào thì mình không nhớ lắm. Về cơ bản là như thế.
  1. Hóa phức: trong dung dịch Co(II) có phối trí 6 với 6 phân tử nước xung quanh -[Co(H2O)6]2+ - cấu hình này quyết định những mức năng lượng của phức Co(II), những mức năng lượng đó quyết định màu hồng như mình giải thích ở trên.

Nếu muốn trả lời đơn giản bạn có thể nói: vì trong dung dịch nước Co(II) tồn tại ở dạng [Co(H2O)6]2+.

Ở dạng tinh thể ngậm nước CoCl2.6H2O, muối này cũng có màu hồng. Tuy nhiên khi đun nóng để giải phóng nước thì màu sẽ chuyển dần thành xanh, lí do vì CoCl2 có màu xanh. Nhờ tính chất này muối CoCl2 được sử dụng làm chỉ thị độ ẩm.

Mình có 1 câu hỏi Cho một hỗn hợp acid HCl và H3PO4, có thể dùng phương pháp chuẩn độ để xác định nồng độ từng axit trong hỗn hợp ko? Nêu nguyên tắc và giảu thích quá trình chuẩn độ. Các bạn trả lời dùm nhé :nhamhiem

ĐƯỢC!!! Chuẩn độ dùng chỉ thị: chuẩn HCl và nấc 1 của H3PO4 bằng chỉ thị có pT 5.1; chuẩn độ HCl và 2 nấc đầu của H3PO4 bằng chỉ thị pT 10.2. Nếu bạn ở Tp. HCM thì tham khảo thêm trong cuốn giáo trình thực tập định lượng của PGS. TS Cù Thành Long của trường ĐHKH TN. Chuẩn độ dùng máy pH: vẽ đường biểu diễn pH theo VNaOH. Sẽ thấy 2 bước nhảy. Bước nhảy 1 tương ứng với VNaOH chuẩn độ HCl và nấc 1 của H3PO4. Bước nhảy 2 tương ứng với VNaOH chuẩn độ HCl và 2 nấc đầu của H3PO4 bằng chỉ thị pT 10.2. Thân ái

Mình muốn giải thích rõ thêm về hóa phổ. Đối với một số chất, khi chiếu 1 chùm tia sáng vào thì nó sẽ hấp thụ chọn lọc một số tia ánh sáng và chúng chuyển từ trạng thái cơ bản lên trạng thái kích thích, ở trạng thái kích thích này ko bền nên có xu hướng về trạng thái cân bằng, và khi đó nó sẽ phản xạ màu đến mắt bạn. VD: dung dịch màu đỏ nằm trong khoảng 625 đến 700 sẽ hấp thụ màu lục chàm có bước sóng 490-500 nm. Sự liên quan giữa màu của các chất và khả năng hấp thụ ánh snags của các chất có liên quan đến nhau và đc biểu diễn trong một cung tròn (nhưng mình ko vẽ lên đây đc) Còn ở bs 800 như mdlhvn nói là nó nằm trong khoảng giữa màu tía và màu tím rồi đó, khi đó nó có thể hấp thụ màu lục hoặc lục ánh vàng.

4.Tại sao không được chứa dung dịch kiềm trong các bình có “nút nhám”. Nút nhám là gì? Nút nhám là nút mài đó bạn, các bình thủy tinh trong ptn có nắp đều dc mài sao cho bề mặt trong của miệng bình và bề mặt ngoài của nút nhám. sần lên. Trong bảo quản hóa chất, người ta ít khi đựng kiềm khan trong lọ thủy tinh có nút nhám, vì kiềm hút nước rất mạnh và dễ tác dụng với CO2 trong không khí nên phải đựng vào lọ có nút rất kín, nhưng không được đựng vào lọ có nút nhám vì kiềm và các chất tạo thành sẽ làm cho nút nhám gắn chặt với lọ rất khó mở. Dung dịch kiềm khi đựng vào chai thủy tinh có nút nhám, nếu để lâu dung dihcj trong chai sẽ phản ứng với hơi nước và khí CO2 trong bình làm giảm áp suất nên nó làm cho nút nhám gắn chặt với chai khó mở, đồng thời kiềm cũng phản ứng với silicat là thành phần chính trong chai thủy tinh, quá trình lấy kiềm ra vào cũng làm cho kiềm bị dính lên miệng lọ, nên thường nếu chẳng may để kiềm trong lọ nút nhám sẽ thấy có một số chất bột màu trắng bám xung quanh lọ (sản phảm của kiềm pư với các chất trong không khí và ăn mòn silicat).

Cho em hỏi với đối với khi xác định nồng độ Complexon III bằng ZnSO4 thì tại sao trong suốt quá trình chuẩn độ pH của dung dịch luôn giữ ổn định trong khoảng từ 8-11 ạ? Và khi chuẩn độ thì trước điểm tương đương màu dung dịch là đỏ nho sau khi kết thúc là màu xanh trong vấn đề này nên giải thích thế nào ạ? Em xin cảm ơn ^^

Bạn nào biết cách quy ra độ cứng của nước ( để xét nước có phải là mềm, rất mềm, cứng, rất cứng hay bình thường ). Mình xem trên mạng thấy có cách quy ra dH (từ 0 -4 dH : nước rất mềm, từ 4-8 dH :nước mềm, từ 8-12 : bình thường, từ 12-20 dH: nước cứng, > 20 dH :rất cứng ) nhưng không rõ cách tính. Bạn nào biết giúp mình với. Thanks nhìu nhìu nghe !!!

German degrees (Deutsche Härte, °dH) One degree German is defined as 10 milligrams of calcium oxide per litre of water. This is equivalent to 17.848 milligrams of calcium carbonate per litre of water, or 17.848 ppm.

Thân ái

Bởi vì phản ứng tạo phức chỉ xảy ra ở điều kiện pH này và theo phương trình này (sử dụng eriocrom T đen làm chỉ thị) (tham khảo dược điển việt nam III) phản ứng chuẩn độ Zn2+ + Y’ = ZnY2- phản ứng chỉ thị khi cho dư 1 giọt EDTA. ZnH2In2- + Y’ = ZnY2- + In’ tím xanh tươi

Ở mỗi phản ứng chuẩn độ Complexon đều phải đc thực hiện ở 1 pH xác định, vì các phản ứng tạo phức này sinh ra H+ Zn(2+) + H2Y(2-) –> ZnY(2-) + 2H+ Để thực hiện 1 phản ứng chuẩn độ Complexon ta phải tính toán đến tất cả các yếu tố ảnh hưởng như nồng độ có mặt của các Ligand khác, pH của dung dịch… Màu đỏ, màu xanh là màu của chất chỉ thị và phức của nó với Zn2+ tại giá trị pH xác định của dung dich. Mong đc đóng góp thêm.

Phức của Zn và EDTA có hằng số không bền khá thấp-pKZnY = 16.5- nên có thể chuẩn độ trong khoảng pH từ 5-11. Tuy nhiên nếu dùng chỉ thị NET thì chỉ có thể chuẩn độ trong khoảng pH 8-11. Phức Zn-NET có màu đỏ nho. Chỉ thị NET trong môi trường pH < 8 có màu cam, trong khoảng pH 8-11 có màu xanh chàm, trong khoảng pH > 11 có màu đỏ cam. Khi chuẩn độ Zn2+ bằng EDTA chỉ thị NET, điểm kết thúc chuẩn độ xảy ra khi có phản ứng phân hủy phức Zn-NET thành NET, màu dung dịch sẽ chuyển từ màu của phức Zn-NET (đỏ nho) sang màu của chỉ thị NET. Chuyển màu sẽ rõ rệt nhất nếu NET có màu xanh chàm (pH 8-11), tức là sự chuyển màu từ đỏ nho sang xanh chàm. Mắt người quan sát sẽ không nhận rõ khi màu chuyển từ đỏ nho sang cam hay đỏ cam tức là pH<8 hay pH >11). Thân ái

  1. Làm thế nào để phân tích Ca2+ trong phòng thí nghiệm?
  2. Khi phân tích mẫu nước nào đó tại sao phải hiệu chỉnh pH? và phải lấy bao nhiêu mẫu để pha loãng thì phù hợp.
  3. Cơ chế đổi màu của ion canxi? mong moi người giúp đỡ:24h_015:

Xin chào mọi người, mình có chút xíu vấn đề liên quan đến việc phân tích COD trong mẫu nước biển, hy vọng mọi người giúp mình.

  • Ngoại trừ ảnh hưởng của Cl-, còn nhân tố nào nữa ảnh hưởng đến kết quả pt COD trong nước biển kô? (VD như việc bảo quản mẫu, thời gian lưu mẫu…) Nếu có thì xu hướng của nó như thế nào ? (làm tăng hay giảm …)

Cảm ơn các bạn.

Mọi người ơi, cho ss hỏi sao mà khi mình cần chuẩn độ lại nồng độ của HCl và NaOH, e có coi trong cuốn sách dầy cộm :24h_095:của thầy Đông. e có thấy là xác định bằng chất gốc là NaCl, e suy nghĩ hoài không ra được tại sao, e chỉ nghĩ được là như thế này:

  • Nếu mình nạp vô burret là HCl, thì mình sẽ nhỏ từ từ cho tới khi xuất hiện muối NaCl kết tinh, vì e nghĩ theo hiệu ứng ion chung khi mà [Na][Cl] > T(NaCl) thì sẽ có kết tinh, không biết ss nghĩ vậy có đúng không, vì e không tài nào xác định được khi nào là điểm tương đương, rồi đường cong chuẩn độ ra sao cả, mong mọi người giải đáp giìum em. Cám ơn mọi người.