Kỹ thuật chuẩn độ (các phương pháp phân tích Hoá học)

Các thắc mắc về kỹ thuật chuẩn độ hãy post vào đây! Có bác nào có tài liệu hay quy định nào nói về hạn sử dụng của hóa chất không? Chẳng hạn như NaOH 0.1N, hay KMnO4 0.1N pha xong thì xài được được trong thời gian bao lâu thì phải chuẩn độ lại?

Có bác nào có tài liệu hay quy định nào nói về hạn sử dụng của hóa chất không? Chẳng hạn như NaOH 0.1N, hay KMnO4 0.1N pha xong thì xài được được trong thời gian bao lâu thì phải chuẩn độ lại?

Theo BM nghĩ, thì khi làm đề tài, những đề tài khi sử dụng hoá chất cần mức độ chính xác cao thì tất cả những hoá chất đón nên chuẩn độ lại. Trừ những chất chuẩn gốc có độ bền cao, còn ngoài ra hai thằnng anh Hoàng hỏi là NaOH và KMnO4 độ tinh khiết và độ bền rất bèo, hix, nên tốt nhất anh nên chuẩn độ lại đi thì hơn ! Nhưng các bác phân tích có tài liệu thì cũng share cho anh em hiểu thêm nhé !!! :noel1 (

Cái này khó kiếm lắm, hình như người ta làm theo kinh nghiệm thì phải. Có rất nhiều chất chuẩn, giá trị rất đắt tiền, mặc dù bảo quản rất kỹ nhưng nói chung chúng đều bị phân hủy theo thời gian. Các chai hóa chất của hãng Merck đều có ghi ngày sản xuất, tuy nhiên không ghi ngày hết hạn trên chai. Còn các dung dịch như NaOH hay KMnO4 theo kinh nghiệm của minhtruc thì trong ngày (8 tiếng) nồng độ không thay đổi bao nhiêu, nhưng qua ngày thì phải xác định lại chính xác nồng độ

xem đỏ nó đi

giúp tớ với, cho tớ hỏi có cách nào để định lượng Cu (II) có mặt Fe (II),(III)

theo mình bạn có thể dùng phương pháp điện hoá. Bạn dùng phương pháp cực phổ với chất nền là muối có thể tạo phức với Cu2+ mà ko tạo phức với Fe2+ và Fe3+ để tách 2 đường sóng cực phổ , ta có thể xác định được thế bán sóng của Cu2+, dựa vào phương pháp đường chuẩn , phương pháp diểm chuẩn, thêm chuẩn. từ đó ta có thể xác định hàm lượng Cu2+. chất nền có thể xử dụng NH3-NH4Cl, trong môi trường acid yếu. thân

Theo em minh co the chuyen toan bo Fe(II) thanh Fe(III) sau do dinh luong bang pp tao ket tua, nhu the co ve nhanh gon hon :smiley: Con song cuc pho cua Cu(II) chac se bi anh huong nhung khong nhieu, co le trong phep chinh xac khong tinh vi thi van co the chap nhan duoc ^^

Tao phuc CuCl4 3- co le toi uu ^^

@ Kien thuc cua em con non lam, co gi sai xin bo qua cho ^^

anh dùng phương pháp cực phổ chủ yếu dựa vào độ bền phức của các ion Cu2+, Fe2+,Fe3+ với phối tử phức. để tách các đường sóng cực phổ ra xa nhau để dùng phương pháp định lượng với hàm lượng rất ít khoảng micro gam. còn nếu như em định lượng băng phương pháp kết tủa thì với hàm lượng tương đối lớn. trong thực tế thì người ta dùng định lượng với hàm lượng nhỏ , mà có độ chính xác cao. dùng phương pháp này có thể định lượng được kể cả các dung dịch có màu… còn về cái dụ anh đề xuất dùng chất nền trên : là chỉ đề xuất cho bạn tham khảo thôi, chứ tuỳ theo số liệu thực nghiệm, để ta có thể chon được chất nền tối ưu để khảo sát định lượng một kết quả mà mọi ngưòi có thể chấp nhận với hàm lượng vi lượng.

Cu (II) ở hàm lượng cao hay thấp? Fe(II)/Fe(III) cũng ở hàm lượng cao hay thấp. Mẫu đó là mẫu gì? Yêu cầu về độ chính xác như thế nào? :nguong (

xem cái này thử coi. Phương pháp của WHO

Chào các bạn. Có bạn nào giúp mình giải quyết vấn đền này với: Ta thấy thế oxi hóa khử thì K2Cr2O7 có khả năng oxi hóa thấp hơn KMnO4, nhưng trong thí nghiệm xác định chỉ số COD của nước thì dùng K2Cr2O7 làm chất oxi hóa có hiệu quả cao hơn khi dùng KMnO4 (người ta giải thích rằng: K2Cr2O7 oxi hóa được hầu hết các chất hữu cơ còn KMnO4 không oxi hóa được một số chất hữu cơ _không nói rõ là chất hữu cơ nào). Nếu dựa vào thế khử chuẩn để giải thích “tại sao K2Cr2O7 sử dụng có hiệu quả hơn” thì có mâu thuẫn không. hay phải giải thích theo hướng khác. Cám ơn các bạn đã giúp mình giải quyết vấn đề này nhé!

theo mình thì có 2 vấn đề khiến cho KMnO4 không đc dùng trong quy trình xác định COD nữa,là do:

  1. dung dịch KMnO4 khó có nồng độ cố định trong quá trình bảo quản dd này, bởi dung dịch KMnO4 để lâu sẽ có phản ứng 2KMnO4 + H2O –> 2MnO2 + 3/2O2 + 2KOH

  2. trong quá trình đun nóng KMnO4 + mẫu nước phân tích và H2SO4 đậm đặc, thì sau khi oxi hóa xong các hợp chất hữu cơ trong mẫu nước, một phần KMnO4 còn lại sẽ phản ứng tiếp với H2SO4 đậm đặc theo pt: 2KMnO4 + H2SO4 đ –> K2SO4 + 2MnO2 + 3/2O2 + H2O phản ưng này xảy ra dẫn đến sai số lớn cho phép đo COD khi dùng KMnO4 để xác định COD

trong khi đó K2Cr2O7 cũng là một chất oxi hóa mạnh trong môi trường axit H2SO4 đậm đặc, bền trong khi bảo bảo quản ở dạng dd, nói chung là nó khắc phục được những lỗi trên của KMnO4. Chào bạn!

Ta thấy thế oxi hóa khử thì K2Cr2O7 có khả năng oxi hóa thấp hơn KMnO4, nhưng trong thí nghiệm xác định chỉ số COD của nước thì dùng K2Cr2O7 làm chất oxi hóa có hiệu quả cao hơn khi dùng KMnO4 (người ta giải thích rằng: K2Cr2O7 oxi hóa được hầu hết các chất hữu cơ còn KMnO4 không oxi hóa được một số chất hữu cơ) KMnO4 không oxi hóa được một số chất hữu cơ (trong khi K2Cr2O7 có) do quá thế của O2 (MnO4- - 3e—>Mn2+ +2O2) làm giảm giá trị thế oxi hóa khử của KMnO4

Trong công thức tính hàm lượng COD: COD = (a-b).M.8.1000/Vmẫu trong đó, người ta gọi M là nguyên chuẩn độ của dung dịch FAS. Có bạn nào có thể giải thích dùm mình “nguyên chuẩn độ” là gì?, và tại sao người ta phải dùng nguyên chuẩn độ trong công thức này mà không dùng luôn nồng độ đương lượng của dung dịch FAS? Cám ơn các bạn đã trả lời.

Câu hỏi thú vị he! :cuoi ( Theo tui, độ tan ít-nhiều là do tích số tan quyết định nữa đấy bạn ah. Bạn thử thiết lập công thức tính độ tan theo tích số tan rùi tra tích số tan các chất của bạn cần thì sẽ thấy ngay thôi mà. Good luck! Thân!

độ tan được định nghĩa là số gam chất tan tan trong 100 g dung môi ở một nhiệt độ xác định để tạo thành dung dịch bão hòa.Như vậy nếu không xét đến yếu tố nhiệt độ thì độ tan ảnh hưởng bởi bản chất của chất tan và dung môi. +nguyên tắc của sự hòa tan là các chất có độ phân cực tương tư nhau sẽ tan vào nhau nhiểu hơn là những chất có độ phân cực khác nhau nhiều. +Sự hòa tan gồm 2 quá trình : - sự phá vỡ mạng tinh thể chất tan (quá trính thu nhiệt) -sự hidrat hóa.(quá trình tỏa nhiệt ) lưu ý là có một quá trình có thể xảy ra ngược với quá trình hòa tan là quá trình kết tinh lại. Dựa vào những điều nên trên thì 2 khả năng khiến NaHCO3 tan ít hơn Na2CO3 trong H2O là : NaHCO3 có độ phân cực khác H2O nhiều hơn là so với Na2CO3. Hiệu ứng nhiệt của quá trình hòa tan Na2CO3 lớn hơn so với hiệu ứng nhiệt quá trình hòa tan NaHCO3. Khi nhiệt độ tăng thông thường độ tan của các chất đều tăng.Trong trường hợp của PbCl2 tan nhiều hơn PbI2 trong nước nóng có thể giải thích như sau.Ờ nhiệt độ thấp 2 muối này coi như không tan (độ tan thấp do năng lượng mạng tinh thể lớn).,ở nhiệt độ cao 2 muối đều tan với luơng đáng kể ,song do Cl- có bàn kính nhỏ hơn nhiều so với I- nên Cl- dễ bị hidrat hóa h ơn là I-.do đó PbCl2 tan nhiều hơn PbI2 trong nước nóng.

Blue chỉ dự đoán dựa trên những gì Blue biết ,có thể còn thiều hoặc sai sót !

Không nên dùng một hệ quả (tích số tan) để giải thích một hệ quả khác (độ tan) mà ko quan tâm đến bản chất (cấu tạo chất, tương tác liên phân tử, điều kiện ngoài …) ! :ngu (

+nguyên tắc của sự hòa tan là các chất có độ phân cực tương tư nhau sẽ tan vào nhau nhiểu hơn là những chất có độ phân cực khác nhau nhiều. +Sự hòa tan gồm 2 quá trình :

  • sự phá vỡ mạng tinh thể chất tan (quá trính thu nhiệt) -sự hidrat hóa.(quá trình tỏa nhiệt )

Đây là những kiến thức rất hữu dụng được học trong thực tập hóa lý đại cương nhỉ ! Còn nhiều yếu tố khác cũng đáng quan tâm, mình trích dẫn link cho các bạn muốn … rèn english :chaomung

http://www.chem.lsu.edu/lucid/tutorials/solubility/solubility.html

Dựa vào những điều nên trên thì 2 khả năng khiến NaHCO3 tan ít hơn Na2CO3 trong H2O là : NaHCO3 có độ phân cực khác H2O nhiều hơn là so với Na2CO3. Hiệu ứng nhiệt của quá trình hòa tan Na2CO3 lớn hơn so với hiệu ứng nhiệt quá trình hòa tan NaHCO3.

Cái này có nhiều cách giải thích, nhưng theo mình nên tập trung vào quá trình hydrate hóa !

Khi nhiệt độ tăng thông thường độ tan của các chất đều tăng.Trong trường hợp của PbCl2 tan nhiều hơn PbI2 trong nước nóng có thể giải thích như sau.Ờ nhiệt độ thấp 2 muối này coi như không tan (độ tan thấp do năng lượng mạng tinh thể lớn).,ở nhiệt độ cao 2 muối đều tan với luơng đáng kể ,song do Cl- có bàn kính nhỏ hơn nhiều so với I- nên Cl- dễ bị hidrat hóa h ơn là I-.do đó PbCl2 tan nhiều hơn PbI2 trong nước nóng

Ở nhiệt độ thấp ko tan, tăng nhiệt độ thì độ tan tăng lên, có nghĩa là quá trình phá vỡ mạng tinh thể đóng vai trò chủ yếu trong đóng góp năng lượng. Dzị mà blue lại đem qua trình hydrate hóa ra giải thích thì … ko hợp lí lắm ! hehe ! :chaomung

pp là acid yêu dạng H2I có pk lần lượt là 9,7 12,3 nên Pt nằm trong khoẳng 7.7 và 10.3 khi chuẩn độ acid mạnh bằng baz mạnh thì bước nhẩy rất rộng nên dùng pT bằng 8.0 hay 10.3 gì cũng khôgn ảnh hưởng. Vậy khôgn biết sai cơ bản là ở chỗ nào vậy thầy. hay thầy muốn nói sai là sai ở câu này

bất cứ chẩn độ phản ứng nào có pT nằm trong khoảng này đều dùng được

Với các chỉ thị màu, bằng con đường thực nghiệm người ta nhận thấy khi tỉ lệ [HIn]/[In-] >10 ta nhìn thấy chủ yếu là màu của dạng HIn, khi tỉ lệ này < 10 ta nhìn thấy màu của dạng In-. Điều này có ý nghĩa thực nghiệm, nghĩa là với một số người, khi tỉ lệ [HIn]/[In-]>5 có khi đã nhìn thấy màu của HIn, nhưng có những người [HIn]/[In-]>20 mới nhìn thấy màu của HIn…Do đó giá trị pT là một giá trị có tính chất thực nghiệm. Giá trị trong handbook đưa là giá trị trung bình được công nhận bởi nhiều người nhất. Mỗi một người có một pT riêng cho mỗi loại chỉ thị. Trở lại với pp, Giá trị pT của pp không phải chỉ quyết định bởi hai pK của nó mà còn có lý do đặc thù của pp. PP khác với các chỉ thị khác ở chỗ một dạng có màu (HIn-) và dạng kia không màu (H2In) (màu của In3- ít gặp vì ít dùng môi trường ở pH cao quá 12), do đó pp không có màu trung gian. Do một dạng không màu và một dạng có mào nên màu sắc của chỉ thị pp chỉ phụ thuộc vào nồng độ HIn- chứ không phụ thuộc tỉ lệ [H2In]/[HIn-]. Điều này làm cho pp vì thế sẽ có rất nhiều pT tùy thuộc vào mặt của mỗi người và tất nhiên sẽ tùy thuộc và nồng độ của chất chỉ thị. Với nồng độ chất chỉ thị lớn thì chỉ cần ở pH vừa đủ đã tạo ra lượng HIn- đủ để nhận thấy bằng mắt thường, do đó pT của pp ở nồng độ cao sẽ thấp. Ngược lại với pp ở hàm lượng thấp thì cần một pH cao hơn để tạo ra một lượng đủ HIn- để nhìn thấy do đó pp nồng độ thấp có pT cao. Thông thường người ta hay pha pp 1% và pp 0.1% trong cồn, hai giá trị pT tương ứng được công nhận là 8 và 9 Lựa chọn chất chỉ thị trong một phép chuẩn độ (nói hẹp trong chuẩn độ acid baz) cần lựa chọn theo hai điều kiện:

  1. pH(0.99) < pT < pH (1.01): Điều kiện tiên quyết.
  2. pT càng gần pH tương đương càng tốt Do đó lựa chọn chất chỉ thị không phải căn cứ vào khoảng pT của chất chỉ thị mà căn cứ vào khoảng bước nhạy pH của phản ứng chuẩn độ.:hutthuoc(

Mình có đọc một cuốn sách hóa phân tích trên thư viện có nói về chỉ thị pp. Khi chuẩn độ acid bằng baz mạnh thì khi đến pH=8.3 người ta đã thấy dd xuất hiện màu hồng rồi ( bởi vì chuẩn từ không màu sang màu hồng rất dễ nhận biết ) . còn nếu chuẩn độ baz bằng acid mạnh thì đến khoảng ph=9 người ta mới thấy sự nhạt màu ( rất khó nhận biết mất màu - ngừoi ta thường không chuẩn độ đến mất màu hoàn toàn - sai số lớn ) . Nên vì thế pp trong sách có ghi 2 giá trị khác nhau ( mà hình như trong sách của thầy Long có 1 câu hỏi tại sao pp có pT=8.3 và 9 ) . Nhưng mà dù sao thì mình thấy chỉ thị pp rất dễ sử dụng.