Lửa

Lửa có phải là một hiện tượng liên quang đến phổ không?

Lửa là một hỗn hợp các gốc tự do, các ion, các phân tử, nguyên tử của các chất oxid hóa (trong không khí đó là oxy) và chất khử (còn gọi là nhiên liệu, trong đời thường đó là các chất cháy)-Gọi tắt là hỗn hợp cháy-Trong vật lý hỗn hợp này gọi là trạng thái plasma. Khi có tác nhân kích hoạt bằng nhiệt độ, chất khử và chất oxid hóa phản ứng mãnh liệt với nhau theo cơ chế dây chuyền, các gốc tự do tạo thành, phản ứng tỏa nhiệt rất mãnh liệt, làm cho hỗn hợp các gốc tự do, các ion, các nguyên tử, phân tử bị chuyển lên trạng thái kích thích. Chúng chỉ tồn tại trong trạng thái kích thích trong một thời gian rất ngắn do năng lượng bị mất đi bởi truyền nhiệt, chúng nhanh chóng chuyển về trạng thái cơ bản. Từ mức năng lượng cao về trạng thái cơ bản theo nguyên tắc sẽ phát ra bức xạ là ánh sáng mà ta nhìn thấy. Tùy loại chất cháy (chất khử) sẽ cho ra các hỗn hợp cháy khác nhau, bức xạ phát ra cũng khác nhau từ UV tới VIS tới IR, đó cũng là nguyên nhân khi ta đốt các loại vật liệu khác nhau thì màu sắc ngọn lửa cũng khác nhau.

Vậy tại sao ngọn của ngọn lửa (có vẻ hơi khó hiểu nhỉ, :D) luôn hướng lên phía trên ạ? Đỉnh của lửa ấy mà, cái phần mà (chẳng biết giải thích sao nữa) táp lên trên ấy…

Có lẽ nó táp lên trên vì phía dưới đốt mà. Có lẽ táp ngược chiều với nơi đốt

Đơn giản đó là do đối lưu của không khí, dòng không khí nóng bốc lên trên, luồng không khí lạnh tràn vào từ dưới lên theo đối lưu, làm ngọn lửa hướng ngọn của nó lên trên.

và theo tớ được biết thêm là chính vì hiện tượng đối lưu của ngọn lửa đã gây ra môi trương không đồng tính -> ảo giác xuất hiện khi ta nhìn cảnh vật xuyên quan ngọn lửa hay lúc trời nắng chạy xe trên đường nhìn phía trước thấy như có nước

Có ai cho tớ biết hàn the là gi? Công thức phân tử, lợi hại ra sao? Còn về men răng, tại sao chúng ta lại bị sâu (giải thích dựa vào phản ứng hóa học)? Chúc vui ve.

:matkinh ( Theo nguồn thông tin của Tèo thì hàn the (hay Borax) là Na2B4O7.10H2O hay Na2[B4O5(OH)4].8H2O :ot ( Chúc bạn vui :nhamhiem

:matheo( Còn về sâu răng thì Tèo nhớ coi trên TV đâu đó nói là trong răng chúng ra có vi khuẩn. :heorung( Nếu chung ta ăn ngọt thì nó sẽ chuyển hóa đường thành acid, phá hỏng men răng. :danhnguoi

ừm, nhưng sao bạn ko giải thích trên phản ứng hóa học đối với men răng??? :quyet (

Cho em hỏi tại sao lúc bật quẹt gas thì tại sao ngọn lửa lại chia làm 2 phần:

  • Màu xanh dương ở ngay trên bộ phận phát lửa
  • Màu vàng đậm ở phần đầu của ngọn lửa Quá trình chuyển từ ngọn lửa màu xanh sang ngọn lửa màu vàng đậm có gây ra phản ứng hóa học hay không?:ngo 1 (

:cool ( Theo tớ biết thì khi đốt một vật gì đó, ngọn lửa có màu xanh phản ánh ban đấu nhiệt chưa tỏa ra nhiếu (ánh sáng xanh), đến khi chất đốt được thiêu gần như hoàn toàn thì nhiệt tỏa ra mãnh liệt -> ánh sáng vàng đậm hoặc đôi lúc là ánh sáng trắng (đèn xì: phần đầu là ánh sáng xanh, phần sau là ánh sáng trắng).

Nhầm rồi, nếu tính theo màu sắc thì nguồn nhiệt có ánh sáng đỏ phát ít nhiệt nhất, sau đó tăng dần lên là vàng, trắng, nõn chuối rồi đến xanh lá. Nhiệt độ các ngôi sao cũng vậy. Nếu ở Hà Nội vào những đêm nóng bức trời quang mây, đang ngủ bỗng bật dậy…đi tè :biggrin: thì bạn có thế thấy các ngôi sao ko chỉ màu trắng mà có ngôi màu đỏ, có ngôi màu xanh( dĩ nhiên là chỉ phơn phớt thôi, tự làm 1 cái kính viễn vọng hoặc ra Lương Văn Can mua cái ống nhòm sẽ thấy màu rõ hơn :hun ( ) Nhiệt độ các ngôi sao màu đỏ chỉ khoảng 3000, trắng ~ 10 000, còn xanh lá là 30 000, cá biệt xanh nước biển tận 50 000 :cam (. Bạn có thể xem qua bảng Wolf-Rayet xếp loại màu các ngôi sao) Chỉ tiếc là giờ mình cận rồi, ko đeo kính thì chịu, nhìn mấy ngôi sao cứ mờ mờ, chả rõ như năm ngoái nữa…

sao ngọn lửa phầm đấu ko xanh nõn chuối hay xanh lá mà lại màu trắng, em đọc sách lại thấy ánh sáng trắng là ánh sáng phát nhiệt mạnh nhất đấy.

Vì nó chưa đạt được nhiệt độ để có thể phát ra ánh sáng xanh

Mình lại nghĩ giải thích như sau : Màu của ngọn lửa phụ thuộc vào chất cháy (chất bị oxi hóa). Ví dụ : đốt các hidrocacbon no như CH4, C2H6 màu của chúng đều là xanh. Đốt muối đồng màu của đa số chúng là xanh dương. Đốt các kim loại kềm lại có những màu khác nhau, tùy từng kim loại. Màu xanh mà bạn thấy từ nến hay hộp quẹt là tuân theo quy luật trên. Còn màu đỏ, có thể giải thích là do C còn dư, chưa cháy hoàn toàn lên đến đó gây ra. Trong nến hay trong hộp quẹt các chất đốt cũng có lẫn tạp chất.