Nmr

Sinh viên nước mình giỏi phần này được mới lạ : ở Vn có mấy cái máy đâu mà thực tập. Thầy cô còn chưa có huống hồ gì sinh viên.máy đo phỏ NMR ở Vn hình như chỉ ở HN có thôi. Tp HCM có nhưng tiêu rồi. daibangtrang01@gmail.com :thandie (

Uhm, đúng rùi, cái đó thuộc hàng xa xỉ đấy. Nhưng nếu có máy thì cũng k đến lượt SV đâu…

Không phải cái gì cũng phải thao tác trực tiếp mới giỏi, chủ yếu là mình biết cách phân tích kết quả. Biết các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả. Mà muốn thế thì mình phải nghiên cứu nhiều cả lý thuyết và thực nghiệm… Tiếc là mấy thứ này đắt tiền quá nên thầy cô không thể dạy thực tập được

Đừng quan niệm như vậy. Thực ra thì các máy chạy phổ như IR, DRX, MS… các bạn chỉ cần 1 buổi là có thể thao tác được trên nó, chuẩn bị mẫu, cho máy chạy… Cái này không khó, cái khó của phổ vd như NMR là hiểu được bản chất bên trong của nó, hiểu được phổ, nguyên nhân của mẫu mình thế nào để dẫn đến kết quả phổ như vậy, đó mới là điều cần học. Ở Pháp, các sv cũng chỉ có 1-3 buổi thực tập trên máy phổ thôi , xem ra ở VN chỉ thua có 3 buổi này thôi, nếu có điều kiện, chắc chắn các bạn cũng sẽ được thấy thôi, vd như tổ chức buổi tham quan ở lab nào đó có các thiết bị này, dễ ẹc thôi mà (bên đoàn khoa chắc chắn lo được nếu không liên hệ với thầy Thọ bên vô cơ, thầy có thể tổ chức được đó). daibangtrang với pluie đừng nên đòi hỏi về vấn đề “không thực sự quá quan trọng” này nhé.

Pluie nói k phải mê tín đâu nhé :treoco ( , chuẩn bị mẫu, chọn dung môi thậm chí chụp ra cái phổ thì ai biết tiếng Anh bằng A đều làm dc cả. Phân tích phổ thì vài tiết học với ít bài tập là OK luôn. Nhưng hởi ôi, học để làm gì vậy? Đối với SV sang nhất là chụp SEM (hơi lộn chuồng tí, cái này k phải phổ) cũng phải lặn lội xuống tuốt Cần Thơ, tổng chi phí cũng mất cả 1 tháng ăn cơm bụi đấy :danhmay ( , nói chi NMR. Điều mà mình và daibangtrang muốn nói ở đây là thiết bị và cơ hội cho cho SV cơ. :vanxin( Nói về máy móc thì nước mình còn nghèo lắm, chưa đủ trang bị đại trà mấy thứ xa xỉ đó đâu, đó là 1 thiệt thòi cho SV. 1 điều đáng nói là đôi khi người vận hành máy lại k khai thác hết tài nguyên của máy tạo nên lãng phí và bất bình cho SV (k dám lạm bàn qua chính trị đâu), bản thân mình bị rồi: nhớ lần đó mình quả quyết là có thể dùng phần mềm đi kèm tính dùm mình 1 vài chi tiết, nhưng anh quản ký cười: lỡ có gì ai chịu là biết ngay chả k đọc catalogue :it ( , nên đành về tính bằng Excel :bachma ( (xin k nêu cụ thể).

Pluie nói phân tích phổ chỉ cần vài tiết học với ít bài tập là OK, còn mình thì thấy không hẳn như vậy. Bao nhiêu sinh viên đã học và đậu môn Phổ rồi nhưng rồi đến khóa luận lại không giải được phổ của mỉnh mà hoàn toàn trông cậy vào thầy cô. Không lẽ trình độ sinh viên tụi mình lại quá kém như vậy.Mình không biết Pluie và các bạn nghĩ sao.

Trăm hay k bằng tay quen bạn à, SV đã học và đậu môn Phổ tức là ít nhiều đã biêt cách phân tích rùi, có điều k dc thực hành nên kiến thức sẽ theo ngày tháng mà trôi đi thôi :art (

Mình thấy chúng ta không nên bàn về khía cạnh này nữa. Trở về vấn đề có ích hơn đi. Ai làm việc với nmr gặp khó khăn về đọc phổ hay có gì không hiểu về nmr thì post lên cùng thảo luận với mọi người. Học thì ở đâu cũng thế thôi, quan trọng là tự ở bản thân mỗi người thôi. Lên ĐH cũng là chủ yếu tự học thôi, nên hãy cố gắng khắc phục khó khăn đi.

Hic, chẳng biết nước mình hiện nay có mấy cái máy NMR (mình k làm việc với phổ này nên k bít). Đào đâu ra SV gặp khó khăn khi làm việc với nó.

Mình nghĩ nên post nguyên lý NMR lên đi, mình chưa rõ lắm về H-NMR và 13C-NMR rùi lại còn 500Mhz với 300MHz nữa, thú thật là chỉ nghe nói chứ k biết gì cả

Các bạn cứ đòi hỏi những gì mà mình chưa có.

Phổ NMR thì các bạn chỉ cần học học những nguyên lý cơ bản, đoán giải phổ 13C, 1H… Sau này khi có cơ hội (có thể khi các bạn đã đi làm or đi học ở nước ngoài) các bạn sẽ dễ dàng sử dụng nó.

Sau đó kết hợp những phổ khác để đoán cấu trúc của các Hóa chất 1 các nhanh, đúng và chính xác.

Cái thiếu của Pluie không đáng ngại, mình thấy 2 cuốn “Các phương pháp phấn tích VL& HLý” tập 1&2 viết rất chi tiếc, chỉ có điều khó hiểu, bạn có thể kiếm luôn cuốn bài tập nữa thì cũng giải quyết phàn nao “thiếu thốn” của SVVN, Còn cái máy NMR ở HN hình có ít nhất hai cái mà minh bít, ở viện Hóa và ĐHTNHN Khoa hóa ở đây mới đầu tư cái máy hoằn tráng nghe thầy bảo là 8tỷ (hơn cả cái viện) kinh quá!!

:ungho ( :vanxin( Đoán Phổ cái gì chứ tại trường mình mua về mấy cái máy nghe nói cũng khá lắm cho sinh viên thực tập. nhưng thực đâu chả thấy toàn trùm mềm không hà nghe nói tới 7-8 đoàn về sữa nhưng chưa chạy được ngày nào. chính xác là lần nào vì cán bộ sợ hư , một số khác no biết sử dụng.

có câu hỏi H-nmr nè độ chuyển dịch của H trong CH3 của CH3-C6H5 (toluen) là x độ chuyển dịch của H trong CH3 của CH3-OCOH (toluen) là y độ chuyển dịch của H trong CH3 của HCOO-CH2-C6H5 (toluen) là bao nhiêu, tại sao?

Mấy anh cho em hỏi em đọc trong tài liệu thì thấy có ghi như sau: Các gốc fomyl có góc 120 độ, mà theo phổ EMR có tương tác mạnh giữa electron tự do với proton nên gốc fomyl có 2 cấu trúc cộng hưởng. Thế cho em hỏi cái phổ EMR là gì và tại sao chỉ có 2 công thức cộng hưởng.

Phổ NMR có thể học phân tích dựa trên phần mềm mô phỏng phổ ACD/Ilabs, free download tại www.ACDlabs.com. Thực sự phổ NMR chỉ có thể giải được hoàn chỉnh khi nó là những đơn chất đơn giản. Với những polymer hoặc các chất phức tạp người ta chỉ cần một số thông tin (không thể có bằng các phương pháp khác) dựa vào nó mà thôi, hoặc phải dựa vào phần mềm mô phỏng phổ bán kèm theo máy. Cấu trúc hợp chất bạn phân tích xác định được trong các công trình nghiên cứu khoa học chỉ được công nhận khi và chỉ khi được khẳng định bởi phổ NMR. Hiện nay ở VN chỉ có 1 may đo phổ NMR 500MHz tại Viện Hóa Học ở Hà Nội

mọi người cho em hỏi, để định tính trong phổ NMR thì ta cần dựa vào các yếu tố gì? Và NMR có được ứng để định lượng không ạ, nếu có thì dựa trên nguyên tắc nhu thế nào? mong sự giúp đỡ của mọi người

Bác nào có tài liệu hướng dẫn pha chế mẫu và cách đo phổ NMR thi post lên cho mình xin 1 bản. Tiếng anh hoặc tiếng Việt thì càng tốt.

Thanks

Phần mềm mô phỏng này chỉ tương đối thôi, nói chung mang tính chất lí thuyết nhiều. Sở dĩ phổ NMR có ứng dụng nhiều vì nó có thể chụp được rất nhiều kiểu khác nhau, với một lượng thông tin khổng lồ, nhưng chủ yếu là chụp NMR-H và NMR-C13 nhưng có thể thể số nhóm CH, CH2, CH3… Vấn đề này các bạn có thể tham khảo Luận văn thạc sĩ của các anh chị đã làm thì sẽ rõ hơn (Tôi được biết là rất nhiều luận văn dùng phổ này, chủ yếu là nghiên cứu hợp chất thiên nhiên, Ở ĐH Vinh cũng rất mạnh về cái này) Thân!

mình nghe nóii truờng ĐH KHTN TP mới tậu cai 500mhz đấy. cơ hội của các bạn đến rùi đó, mình thấy Thầy Trần Quốc Sơn rất vui mừng khi nói điều này cho sinh viên biết. không biết là đã đi vào hoạt động chưa, nhưng sẽ nhanh thôi. àh mà đừng có đổ thừa không co máy móc gì nhé, đơn giản thì cứ làm tốt công việc của sinh viên là năm rõ nguyên tắc giải phổ để tự giải chất mình làm ra. với lại nếu đi vào hoạt động thì các bạn cùng đâu có quyền tự thao tác trên máy, sẽ có một chuyên gia đuợc cử đi học cach vận hành máy, rùi về truờng đứng máy thôi, các bạn chỉ đuợc nhìn thấy máy và rút ngắn thời gian gửi ra HN cộng với tiết kiệm đuợc một ít chi phi vận chuyển.