qui trình sản xuất can nhựa

cho mình hỏi ai có biết qui trình sản xuất polymer sản xuất cal nhựa ko? cho mình hỏi nếu nhựa đục hay nâu muốn nó trong hay trong lại phải làm sau? cách thức làm? tại sau lại có hiện tượng đó? :liemkem ( :dracula (

Cho hoi no lam tu nhua gi? Nhua duc co le do % ket tinh lon,Trong qua trinh gia cong lam nguoi cham.

nhua nau do qua nhiet hoac co lan tap khi dung % resin tai sinh cao.


Anh yêu em vì sao ko biết rõ? Chỉ thấy yêu em anh thấy yêu đời Như chim bay thở hít khí trời Như ruộng lúa uống dòng nước ngọt

**nguoi lan thang

mình muốn biết quy trình hay cách thức người ta sản xuất nhựa PE hoặc PP cũng được. nếu tốt hơn nũa đi từ nguyên liệu từ dầu mỏ chẳng hạn thân

pó tay. bạn nói xem là PP hay PE ( HDPE hay LDPE ). bạn muốn biết quy trình công nghệ hay là quy trình sản xuất. nếu nói rõ mình sẽ hướng dẫn cho bạn. Thân chào

Hi all ! Sẵn tiện mới được học qua một course về kỹ thuật gia công nhựa, mình cũng có vài lời như sau:

Qui trình sản xuất polymer là một chuyện, mà qui trình sản xuất can nhựa lại là chuyện khác ! Người ta gọi, đó là kỹ thuật gia công nhựa để tạo sản phẩm (can nhựa).

Nếu bạn quan tâm kỹ thuật gia công tạo sản phẩm, thì việc tạo ra những can nhựa nằm trong kỹ thuật thổi chai ép đùng hoặc ép phun. Với các keyword như blow molding, injection molding, extrusion blow molding, bạn có thể dễ dàng tìm được những đoạn video về các machine. Còn về nguyên lý hoạt động của các machine này nếu hứng thú ta sẽ bàn sau.

<object width=“425” height=“344”><param name=“movie” value=“http://www.youtube.com/v/oR0gMKN58kY&hl=en”></param><embed src=“http://www.youtube.com/v/oR0gMKN58kY&hl=en” type=“application/x-shockwave-flash” width=“425” height=“344”></embed></object>

<object width=“425” height=“344”><param name=“movie” value=“http://www.youtube.com/v/vSabFFQUr9E&hl=en”></param><embed src=“http://www.youtube.com/v/vSabFFQUr9E&hl=en” type=“application/x-shockwave-flash” width=“425” height=“344”></embed></object>

cho mình hỏi nếu nhựa đục hay nâu muốn nó trong hay trong lại phải làm sau? cách thức làm? tại sau lại có hiện tượng đó?

hix, đây là cả một bí quyết công nghệ, bản thân mình chưa đi ra làm, nên cũng chỉ vài lời góp ý về những lý thuyết mình học được. Những problem trên hoàn toàn nằm ở khâu phụ gia và xử lí phụ gia (additive). Vì khi gia công đòi hỏi nhiệt độ cao làm chảy polymer, và do đó có thê gây giảm cấp ở một số function trên polymer, làm màu đục, hoặc nâu đen (đơn giản là ví dụ trường hợp PVC). Điều này dễ dàng khắc phục nếu ta cho một số phụ gia bền nhiệt (heat retardant or fire retardant.

Ngoài ra có thể do các phụ gia màu tạo phản ứng ở nhiệt độ cao với polymer, hay rất rất nhiều trường hợp có thể nghĩ tới, hix ! Do vậy, cần một câu hỏi cụ thể hơn, về cả polymer nền, và cả problem sinh ra.

Thân ái. :hutthuoc(

Mình chỉ biết về kỹ thuật gia công PP & PE.Ban nao thích chung ta sẽ thảo luận.

hi nếu được bạn có thể nói lên quy trình sản xuất PP và PE cho anh em tham khảo . hehe càng kỹ càng tốt . vì mình thấy thích chủ đề này nên đặt lên để cùng thảo luận để biết thêm kiến thức.

  • he he BM thân mến , khi mình gia công PE bằng hạt keo PE từ bao, để vào máy thì nó sẽ có màu của hạt keo thường la trắng trong. Nếu ta muốn cal đục thì ta có thể mua bột làm đục màu ở mấy tiệm hóa chất , mình chỉ biết bột đó màu trắng khi trộn với keo PE để gia công thì nó dính dính.
  • đối với những cal nhựa đã qua sử dụng thì mình phân loại màu sau đó mình xây thành keo để đưa vào máy , đối với loại keo xấu thì mình cần phải thêm 1 công đoạn đó là ó ( hay nói cách khác là loại bỏ những tạp chất khi làm nóng chảy keo , cho keo nóng chảy qua một cái lưới ( kích thước lỗ lưới nhỏ để lọc bỏ các hạt rắn bẩn) sau đó thì đa số keo thu được có màu sẫm hoặc nâu đen, khi đó ta bỏ keo vào máy thổi thì nó sẽ ra sản phẩm cal cũng nâu hay đen. thân :4:

Bột cal có lẽ là canxi cacbonat dùng để tăng hệ số ma sát cho film.Ngoài ra để tạo màu người ta thường dùng hạt màu đã trộn sẵn vào PE. Các bạn có biết sự khác biệt giữa gia công PP và PE không?

hi , có lẽ sự khác biệt giữa PE và PP có lẽ là nhiệt độ nóng chảy , theo mình đón là vậy. nếu có sai anh em chỉ giáo dùm nhé . thân:018:

Nhiệt độ nóng chảy của PP và PE gần nhau (170-190 OC).Công nghệ gia công PP và PE hoàn toàn khác về cấu tạo vis, die…Trong kỹ thuật gia công PP người ta làm lạnh bằng không khí lạnh-nó ảnh hưởng đến độ trong của sản phẩm và không thể thiếu khi gia công PE.còn PP làm lạnh bằng nước nên sản phẩm rất trong (kết tinh thấp).Ngoài ra PP thổi từ trên xuống,trong khi đó PE thổi từ dưới lên.Đó là sự khác biệt chính. Mình chỉ biết thế bạn nào biết nhiều hơn bổ sung.

a cái vụ kết tinh đột ngột khi polymer nóng chảy thì nó sẽ làm sản phẩm trong suốt do các điểm (khu vực) kết tinh ít ko lớn nên ánh sáng có thể xuyên qua được . " cái vụ về polymer này mình chỉ hoc qua môn hóa lý polymer chỉ có 2 chỉ nên còn kém lắm , chỉ biết sơ sơ . cao thủ nào biết rõ thì thảo luận nào. :021_002: hehe , sẵn đây cho mình hỏi tí , muốn từ trong sang dục thì dễ rồi . còn khi muốn từ đục sang trong thì phải làm sau nhỉ ? muốn trong mà có màu như các đồ chơi bán ở ngoài chợ thì phải làm sau ?

  • khi nhựa giòn dễ vỡ như cánh quạt máy chẳng hạn , ta muốn nó dẻo thì khi gia công ta thêm gì nhỉ ? ( có phải giống cao su ko nhỉ ta thêm lưu huỳnh tào cầu liên kết -s-s-) thân
  • Can nhựa dân dụng: Vật liệu thường là loại PE và PP.
  • Nhựa PE thì có nhiều loại: LDPE,HDPE,LLDPE,HIPE,… nhựng về sản xuất thì giống nhau về nguyên liệu đầu vào ( ethylene). Tuy nhiên, thông số nhiệt độ, áp suất và đặc biệc là chất xúc tác khác nhau sẽ cho các sản phẩm khác nhau. Nhựa PP thì đi từ nguyên liệu propylene.
  • Cơ chế phản ứng tổng hợp nhựa PE hay PP: cơ chế trùng hợp gốc.
  • Sản phẩm tạo ra đi qua các giai đoạn chính: Trộn hợp xúc tác/ nguyên liệu –> phản ứng trùng hợp –> tách lọc –> sấy phun –> đùn tạo hạt –> vô bao bì

Để hiểu rõ cơ chế, bạn nên xem them về phản ứng trùng hợp dùng xúc tác Zigler Natta.

  • Về sản xuất can nhựa, thì nguyên liệu PE hoặc PP cần tiếp tục xử lý :

phối trộn màu ( nếu có yêu cầu can nhựa màu) –> Đùn tạo hạt màu gốc (master batch) –> phối trộn nhựa /màu gốc –> Đùn thổi / Định hình–> Cắt bavia –> <Sản phẩm>

Đây là những cơ bản công nghệ sản xuất. Bạn có thể tham khảo thêm ở gíao trình gia công polymer của ĐHBK Tp HCM

Còn đối với tình trạng hạt nhựa nguyên liệu bị đục, nguyên nhân chính là bị hút ẩm, thì người ta thường sấy nó lại để chuyển về mảu trong. Đây thường áp dụng cho nguyên liệu nhựa PET.

Nhựa giòn là do bị lão hóa do nhiệt. Cho gia công, người ta thường trộn chất ổn định nhiệt để giảm tác dụng lão hóa nhiệt. Sản phẩm nhựa qua sử dụng mà giòn bị lão hóa do ánh sáng,UV, ozone. Thường các loại nhựa PE, PP có sử dụng phụ gia ổn định ánh sáng để hạn chất tác dụng lão hóa này hoặc có trộn carbon black để ngăn tác dụng của tia cực tím UV. Ngoài ra, nếu là nhựa PVC, PS, thì để giảm tính giòn vốn có của chúng, người ta thường cho chất hóa dẻo DOP hoặc DBP hoặc ESO vào để làm nó mểm dẻo hơn sau khi gia công nhiệt để ra sản phẩm. Àh, cánh quạt mà bạn nói đến là từ nhựa polystyrene. Người ta không dùng HIPS mà dung PS thường nên nó mới giòn đó. Tiền nào của nấy í mà.:hutthuoc(:hutthuoc(

Chao ban Hien tai neu san xuat cal nhua, thi chi co su dung nhua HDPE la chu yeu. Con duc hay trong thi phu thuoc vao loai nhua (ma so) va quy trinh xu ly. Neu nhua tot va xu ly duoc quy trinh thi ko can su dung phu gia. con khong thi phai su dung phu gia tang trong. Chuc ban thanh cong

Huynh có thể giải thích giúp đệ tí về những điểm khác nhau huynh nói ở trên không ? Tại sao khi gia công PE người ta không tiến hành làm lạnh bằng nước như trong PP. Và em nghĩ khả năng làm lạnh bằng không khí sẽ ngon lành hơn bằng nước, do đó độ trong sản phẩm sẽ tốt hơn trường hợp làm lạnh bằng nước chứ.

Ngoài ra, tại sao PP thổi từ trên xuống, trong khi PE thổi từ dưới lên ? Đọc cái này đúng là thêm hiểu biết, nhưng ko hiểu thấy cứ sao sao í, hix.

Thanks huynh trước nhé. :018:

de noi ve cong nghe lam can nhua thi cung re thoi.nhung rat hoi phuc tap vi chi nhin thay moi de hieu thoi cung nhu bluemonster noi va co video minh hoa do. ban dau neu muon nhua co mau thi nguoi ta phai chon mau vao nhua hat de co màu như ý, rồi người ta đưa ra máy ép đùn nhựa để tạo phôi(màng) dạng hình ống như bạn đã thấy trên video do. đã đủ độ dài rồi được chuyển xuống khuôn có hình dáng như can rồi được cắt ngay và có một thiết bị đưa hơi để tạo áp xuất để có thể để tạo hình dáng. rồi sau một khoảng thời gian đủ nguội sản phẩm, khuôn tự động mở ra và làm rơi sản phẩm.tất cả các quy trình đó đều khép kín.người công nhân chỉ việc đứng chông máy và cắt ba via của sản phẩm thôi.

PP khi gia công với sản phẩm là dạng film (blown film) có sự khác biệt với PE là phần định hình.PP với mỗi sản phẩm có quy cách khác nhau thì đầu định hình (khuôn khác nhau).Ví dụ chúng ta thổi quy cách dày 0.030mm và rộng 300 mm chẳng hạn,chúng ta phải đặt khuôn rộng tương ứng.Khi thay đổi độ rộng của sp thì phải thay khuôn tương ứng.Khác với PE,đầu định hình gồm hai thông số quan trọng là khe die và đường kính die.Từ đường kính die người ta tính toán tỉ số BUR.Từ tỉ số này có thể suy ra ta có thể gia công khổ màng max la bao nhiêu,min là bao nhiêu.Tỉ số này phù hợp sẽ tạo sản phẩm đảm bảo khả năng xé dọc và xé ngang. PP trong thương mại người ta thường gọi PP ‘‘trơn’’ và PP ‘‘rít’’.Hai loại này khả năng kết tinh,phân tử lượng tb khác nhau tùy thuộc vào điều kiện tổng hợp.Theo mình làm lạnh bằng nước tốt hơn,‘‘bong bóng’’ sẽ ổn định,độ co rút nhỏ.Sản phẩm PP khi kết tinh co rút không điều theo phương dọc và phương ngang.Do đó khi làm lạnh bằng không khí sản phẩm bị nhăn và khổ rộng không đảm bảo.Bạn hình dung như thế này pp nóng chảy từ die sẽ đi xuống dạng ống như bong bóng vậy,bên trong là không khí làm bong bóng căng phồng.Đi xuống đến khuôn,bong bóng sẽ áp sát thành khuôn và nước sẽ chảy qua điểm tiếp xúc giữa khuôn và bong bóng.Khó khi gia công PP (blown film) là sản phẩm hay bị nhăn.Nó phụ thuộc vào lượng nước chảy qua khuôn có đều không,không khí bên trong,gió tại miệng die. Trong khi đó PE thổi từ dưới lên làm lạnh bằng khí,gồm gió ngoài và gió bên trong.gió bên ngoài khoảng 10 0C,gió bên trong cao hơn chủ yếu là giúp bong bóng đứng vững.Ngoài ra còn có bộ phận hút khí nóng bên trong bong bóng ra.Bạn yên tâm nó vẫn đảm bảo bong bóng đưng.không khí bên ngoài chủ yếu làm khô màng giúp bong bóng đứng vững,đều này rất quan trọng.khi đó ta nhìn trên bong bóng (gần die) sẽ có một đường nằm ngang(FL) phân cách giữa phần kết tinh và chưa kết tinh.Khoảng cách từ die đến FL sẽ cho ta đoán biết được độ trong của màng film.Người ta sẽ điều chỉnh nhiệt độ bên ngoài (IBC) để tăng hay giảm khoảng cách của đường FL.Nhưng thường máy lạnh làm lạnh khoảng 10 0C.Một số máy thổi có công suất nhỏ có thể IBC 25-30 0C.Nói chung IBC chỉ giúp bong bóng ổn định,không cải thiện nhiều độ trong của màng film.Độ trong phụ thuộc vào PE resin.Ví dụ PE thuộc loại MDPE luôn luôn đục,LLDPE có nhiều loại có thể là copolymer của ethylenen và một mạch thẳng C4 hoặc C8.Trên thị trường có nhiều loại nhưng khác nhau là chiều dài mạch nhánh hoặc mật độ mạch nhánh. Viết như thế này chắc khó hiểu lắm. Nhắn BLUEMONSTER hôm nào đi nhậu với anh đi ,anh sẽ nói thêm cho !!!

Low-Density Polyethylene (LDPE)

Polyethylene thường được phân loại theo tỷ trọng, khối lượng trên đơn vị thể tích (g/ cm3 hay lb/ in3). Khi nào bất kỳ polymer nguội từ trạng thái nóng chảy,một số mạch polymer có thể sắp xếp thành những vùng kết tinh có trật tự cao, xếp chặt ( hình 1). Điều này sẽ xảy ra ở những vùng có mẫu dạng lặp lại và mang những phân tử dài. Trong những vùng có mẫu dạng bất thường, như những điểm rẽ nhánh hay đầu mạch, sự kết tinh không xuất hiện và những vùng này được gọi là vô định hình (vô trật tự). Một số polymer, như polystyrene thương mại, thì hoàn toàn vô định hình vì sự cản trở toàn bộ cấu trúc phân tử đã ngăn sự kết tinh

Polyethylen thấp tỷ trọng (LDPE) được tổng hợp theo một cách hình thành polymer nhiều nhánh. Nó có nhiều mạch nhánh ngắn (mạch C4-C6) và các mạch nhánh dài ( với số C gần bằng mạch chính ) xếp dọc mạch chính và cả hệ kéo dài như xương sống. Những điểm rẽ nhánh dọc trên mạch chính như những điểm gây tan rã trật tự của hệ thống và ngăn sự kết tinh cục bộ. Hệ quả của mức độ kết tinh thấp là tỷ trọng thấp. LDPE thường có tỷ trọng 0,91 – 0.93 g/cm3

LDPE tương đối dễ gia công nhiệt. So với các cấp PE khác, nó nóng chảy ở vùng nhiệt độ tương đối thấp (105 tới 115 o C) và không đòi hỏi động cơ máy đùn công suất lớn. LDPE dùng cho thổi màng tương đối nhớt, nhưng nhờ phạm vi rộng về độ phân nhánh tạo ra vùng gia công khá rộng và độ bền cao trong bong bóng nóng chảy. Nhờ bong bóng ổn định mà trong gia công màng thổi ta có thể chạy kiểu ống trụ dài , hay còn gọi là đường sương thấp (low frost-line height, pocket bubble) ( hình 3). Màng thổi từ LDPE cho cảm giác mềm mại. Ngoài ra, dán nhiệt LDPE rất dễ.

High-Density Polyethylene (HDPE)

Polyethylene tỷ trọng cao (HDPE) được tổng hợp bởi một phương pháp rất khác với cách tổng hợp LDPE. Kết quả là polymer thu được có mạch rất thẳng. Thật ra, HDPE được trùng hợp với một ít comonomer tạo vài nhánh mạch ngắn được đặt cố ý dọc theo mạch chính để làm polymer dễ gia công hơn (hình 1). Mạch polymer thằng và ít nhánh kềng càng này làm cho polymer có độ kết tinh cao. HDPE do vậy có tỷ trọng cao hơn LDPE và nằm trong khoảng 0.93 to 0.96 g/cm3. Do độ kết tinh cao và cấu trúc phân tử đồng nhất hơn LDPE, HDPE có nhiệt độ nóng chảy cao hơn (130 đến 135 oC) và vùng gia công hẹp hơn. Nó cũng đòi hỏi động cơ đùn công suất cao hơn. Một trong những điểm phân biệt giữa gia công màng thổi HDPE và LDPE là bong bóng HDPE luôn được chạy ở mức đường sương cao hay có dạng hình cổ chai rượu ( hình 3). Chiều cao của đường sương gấp 8 đến 10 lần đường kính miệng đùn. HDPE xu hướng có độ bền thấp ở trạng thái nóng chảy hơn LDPE, do đó sự ổn định bong bóng trong gia công luôn là vấn đề. Bong bóng được duy trì trạng thái bền bằng việc trì hoãn sự kéo căng hướng ngang của bong bóng HDPE cho đến khi màng đang nóng chảy nguội đi ( nghĩa là tạo mức đường sương cao). HDPE có độ bền dai cao hơn trong các polyethylene. Một số quy trình cải tiến gia công HDPE có thể cho sản phẩm màng mỏng 0.008 - 0.01mm.Hơn nữa, nhờ độ kết tinh cao, màng thổi HDPE có tính cản khí tốt hơn các màng từ LDPE.

Linear Low-Density Polyethylene (LLDPE)

Polyethylene thấp tỷ trọng mạch thẳng (LLDPE) là một kiểu dạng khác của HDPE. Nó được tổng hợp theo quy trình tương tự HDPE nhưng LLDPE chứa hàm lượng comonomer cao hơn như hexence hoặc octene. Việc kết hợp comonomer vào mạch tạo ra những nhánh có chiều dài cụ thể (hình 1). Bằng việc dùng hàm lượng comonomer để khống chế số lượng điểm rẻ nhánh, nhà sản xuất có thể tạo ra sản phẩm LLDPE có độ kết tinh hay tỷ trọng như ý. Các sản phẩm của LLDPE được biết đến từ polyethylene cực thấp tỷ trọng (VLDPE) đến polyethylene tỷ trọng siêu thấp (ULDPE). LLDPE có tỷ trọng từ 0.88 đến 0.93g/cm3

Trong gia công, nhiệt độ nóng chảy dành cho LLDPE là từ 115 to 125 oC. Bên trong máy đùn, nó hành xử như HDPE, nghĩa là đòi hỏi lực vít đùn cao và công suất motor đùn lớn hơn so với gia công LDPE. Tuy nhiên, khi ra khỏi miệng khuôn đùn, nó lại có tính chất bền nóng chảy gần như LLDPE, nghĩa là bong bóng của màng thổi sẽ chạy theo dạng ống trụ. Các tính chất của LLDPE trạng thái rắn nguội phản ảnh sự kết hợp của HDPE và LDPE. Độ bền đứt của nó gần giống HDPE nhưng cảm giác mềm mại và dai chịu lại như LDPE.Đặt biệt LLDPE có thể cho màng mỏng tới mức dưới 0.01mm. LLDPE ngày nay đang dần thay thế LLDPE trong nhiều ứng dụng bởi sự kết hợp hữu hiệu kinh tế trong sản xuất và tính năng sản phẩm. Nhiều thiết bị dùng cho gia công LDPE có thể lại được dùng để gia công LLDPE ( đùn khuôn đúc, ép phun, đùn khuôn quay , v.v…) và tương tự như vậy trong in ấn, hàn ghép. Ngoài ra LLDPE còn dùng như chất bổ trợ chịu va đập trong PP và HDPE.

Polypropylene (PP)

Polypropylene (PP) được tổng hợp theo phương pháp giống như HDPE. Vì kỹ thuật tổng hợp này tạo ra toàn mạch có dạng thể đều đặn nên PP cũng có khả năng kết tinh. Tuy nhiên monomer propylene có kích thước lớn hơn monomer ethylene nên mức độ kết tinh có khác với HDPE cũng như điểm nóng chảy cũng cao hơn. PP cũng có độ bền nóng chảy thấp như HDPE. Trong gia công màng thổi, vấn đề tạo sự ổn định bong bóng cho PP nóng chảy cũng rất khó khăn.

Việc làm nguội bên trong và bên ngoài màng thổi có thể được mô tả như sau:

Việc bong bóng PP được thổi từ trên xuống là do để tránh vấn đề kỹ thuật như khi đùn thổi HDPE. Nếu theo như HDPE thì bong bóng của nó sẽ có dạng giống như của HDPE–> Khó xử lý vấn đề nổ bọt, vệt đục mờ,…

Bạn nào biết quy trình sản xuất ống nhựa và đầu nối của ống nhựa thì giúp mình với. Cho mình hỏi là các đầu nối của ống nhựa thì thường làm bằng nhựa gì?

Ống nhựa thì có nhiều loại. Ống nhựa cứng, ống nhựa mềm, ống nhựa có profile, ống nhựa đa lớp.

Quy trình chung là:

  • Trộn hạt-màu-phụ gia ( bình dân hay gọi là trộn keo-bã màu) –> đùn nhiệt dạng ống ( bình dân hay gọi là ó)–> Làm nguội –> Cắt

Còn làm các ống nối , thường bằng nhựa dân dụng PVC thì người ta thực hiện:

  • Trộn màu-nhựa-phụ gia –> Ép phun –> Cắt bavia

Có một số nơi thì chế thêm là hàn nhiệt, tarô tạo ren.

Hiện có khoảng 12045 patent về formular các sản phẩm ống nhựa từ dân dụng đến kỹ thuật dùng trong các nhàng cấp nước, khí, hóa chất, điện.

Bạn có hứng thú thì nên tìm thêm ở các patent này.

keyword : plastic pipe, electric insulation, hose,…

Vài hướng để bạn tìm hiểu.

Thân

Mình đang có ý định mở một cơ sở sản xuất các đầu nối ống nước, các khuôn mẫu bằng nhựa cho ngành kim hoàn, nghành bạc. Anh Teppi có thể hướng dẫn quy trình sản xuất giúp mình không. Nếu anh Teppi biết về các máy cần thiết phải đầu tư thì giới thiệu mình với nhé. Cám ơn nhiều.