Xin tài liệu Xử lý chất thải của dung dịch sau mạ

Mình đang làm luận văn đề tài xử lý d dich sau ma gồm CN-, Cr6+, Ni 2+,… ai có tài liệu gì thì chia sẻ với. Thank nhiều.

Mình có một số sách xử lí vấn đề này, nếu bạn cần liên hệ với mình nhé : ashley_martine_fr@yahoo.com:24h_057:

hi , bạn có tài liệu thì có thể chia sẽ với anh em được ko ? mình quan tâm nhất là xử lý dd sau khi mạ Cr3+ và pd 2+ . nếu bạn có bài viết về kỹ thuật xi mạ thì bạn có thể cung cấp cho mình tham khảo được ko ? mình quan tâm về kỹ thuật pha dung dich để mạ ? :24h_057: thân

Mình có một vài cuốn sách xử lí nước thải và nước cấp trong một số ngành công nghiệp. Nếu trong sách và tài liệu cùng kinh nghiệm, kiến thức mình có về xử lí các chất trên thì mình sẽ viết bài. Chắc là mình sẽ viết từ từ.:24h_068:

:welcome ( Để xử lí nước thải có chứa cianur, phương pháp o.h là pp ưu thế nhất. Hóa chất sử dụng là các chất o.h mạnh như Clo, Natrihipoclorit NaOCl, hydroperoxit H2O2,… để o.h cianur có độ độc cao thành các muối cianur có độ độc bằng 1/1000 của muối cianur ban đầu. Phản ứng o.h bằng NaOCl xảy ra như sau: CN- + OCl- + H2O -> CNCl +2OH- (1) CNCl +2OH- -> CNO- + Cl- +H2O (2) CN- +OCl- -> CNO- + Cl- (3) Phản ứng o.h bằng H2O2 xảy ra như sau: CN- + H2O2 -> CNO- + H2O (4) Những phản ứng này thực hiện trong môi trường pH >= 10. Ở môi trường này phản ứng (1) xảy ra rất nhanh và tiếp tục xảy ra phan ứng (2) tạo cianate, sao cho tránh hiện tượng tạo acid cianhydric. Để đạt hiệu suất quá trìh o.h cao, trong thực tế người ta thực hiện phản ứng (3) với thời gian lưu từ 20 đến 30 phút và phản ứng (4) với thời gian 60 phút, cho dù phan úng xảy ra nhanh. Xử lí dòng thải liên tục thường ùng NaOCl, còn xử lí dòng thải gián đoạn dùng H2O2 để giảm chi phí về chất o.h. Nhưng về mặt môi trường thì khi dùng H2O2 sẽ hạn chế được hàm lượng Clo trong nước (cái này thì mình ưu tiên sử dụng hơn vì vấn đề môi trường). Cianate tạo thành ở phản ứng (3) và (4) bị o.h tiếp ở điều kiện dư chất o.h và giam pH = 5:7 tạo thành CO2 và N2: 2CNO- + 3OCl- + 2H+ -> 2CO2 + H2O +N2 + 3Cl- 2CNO- + 3Cl2 + 4OH- -> 2CO2 + 2H2O +N2 + 6Cl- Ngoài ra còn một phương pháp khác để khử độc cianur bằng cách sử dụng sắt sulfat: 2CN- + FeSO4 -> [Fe(CN)6]4- + (SO4)2- [Fe(CN)6]4- + 2FeSO4 -> Fe2[Fe(CN)6] + 2(SO4)2- Phản ứng sau được thực hiện ở pH = 7,0. Hợp chất Fe2[Fe(CN)6] kết tủa có thể tách ra khỏi nước thải bằng pp lắng. mình tạm dừng ở đây, do cần phải tổng hợp các tài liệu để viết về các ion còn lại.:hun (