Phân tích điện hóa

về lý thuyết thì ko khác gì nhau nhưng theo kinh nghiệm bản thân tui thì dung pd cho thế cao hơn chút chút MONG anh em chỉ giáo thêm vì mảng náy tui ko rành cho lắm

Em post vô box này là để tham khảo ý kiến của tất cả các cao nhân p/tích nữa đó anh :cuoi (. Thầy minhtruc là mod box này mừ! Thầy ui, giúp e 1 tay với thầy nhé! Em cảm ơn thầy nhìu lém!

Nếu là phép chuẩn độ oxi hóa - khử, theo mình ko thể thay đổi điện cực đối Pt trong trường hợp này bằng Pd, hay Pb. Khi ta thực hiện phản ứng chuẩn độ, yếu tố cần nhất phải là độ nhạy của phản ứng oxi hóa - khử, thể hiện qua tốc độ phản ứng trên điện cực đối. Điện cực đối có mật độ dòng trao đổi càng cao thì càng hoàn thành tốt vai trò điện cực chỉ thị. Pt là điện cực có mật độ dòng trao đổi cao nhất (theo mình biết trong các kim loại điện cực thông thường), đương nhiên sẽ làm môi trường trao đổi electron tốt nhất cho phản ứng chuẩn độ.

Nếu giả sự thay bằng Pd, hay Pb, đây là những kim loại có mật độ dòng tương đối thấp, do vậy tốc độ phản ứng điện cực chậm –> giá trị thế đo được thấp hơn trường hợp dùng Pt.

Đó là ý kiến của mình ! Thân chào ! :sep (

Trong sách cô Lan có nói Pt & Pd có năng lượng mạng rất cao, trơ hoàn toàn. Còn có câu hỏi: tại sao trong điện cực oh-kh chỉ có thể dùng điện cực trơ (Pt hoặc Pd) mà ko dùng các điện cực như: Ag, Cu, Fe, Pb? —> moi có thể hỉu rằng dùng điện cực Pd vẫn được nhưng dùng điện cực Pb thì ko được. Sách còn ghi:" nếu trong dd có các chất mang tính oh-kh thì sẽ có quá trình trao đổi e xảy ra giữa các chất oh-kh. Thế thiết lập trong trường hợp này đặc trưng cho hệ oh-kh chứ ko đặc trưng cho k/loại điện cực…kim loại điện cực chỉ đóng vai trò chuyển điện điện tử" ---->

  • Phải chăng khả năng chuyển điện tử càng tốt thì giá trị được càng gần với giá trị trị thật?!
  • Phải chăng k/loại nào chuyển điện tử càng tốt thì giá trị thế đo được của k/loại nào càng cao?! —> phải chăng chúng ta nên dựa vào thuyết vùng dẫn, nghĩa là xét delta E của các k/loại (delta E càng thấp thì k/loại càng dẫn e tốt) để suy ra giá trị thế đo được của k/loại nào cao hơn k/loại còn lại?! Đấy là những ý kiến của moi. Các a e & các cao nhân p/tích + điện hóa cho ý kiến với nhé. Cảm ơn mọi người nhìu. Thân!

Trước hết, về số liệu thực nghiệm của Pd do mình chưa check, nên ko biết mật độ dòng tương đối của nó so với Pt như thế nào, nếu tieulitamhoan đã check rùi thì có lẽ phép chuẩn độ này dùng được cả hai điện cực Pt&Pd.

Yếu tố mật độ dòng liên quan trực tiếp đến cấu trúc mạng tinh thể, cấu trúc mạng càng chặt chẻ, “sắt nét” thì vùng dẫn và vùng hóa trị trong tinh thể càng được định hình tốt, do đó xác suất chuyển electron trong kim loại cao, mật độ dòng lớn.

Các phản ứng chuẩn độ muốn có độ chính xác cao(topic đang bàn về phép châẩn độ điện thế), thì phản ứng điện cực phải bảo đảm xảy ra nhanh, điều này phụ thuộc nhiều vào kim loại làm điện cực đối.

còn các vấn đề tieulitamhoan mở rộg thêm, mình có ý kiến thế này:

  • Khả năng chuyển điện tử của kim loại càng tốt –> Phản ứng điện cực càng xảy ra nhanh, gần với giá trị thực (lí tưởng) –> thế đo được của phản ứg oxi-hóa khử càng chuẩn xác.

  • Vấn đề thế sẽ càng cao khi kim loại điện cực chuyển địen tử càng tốt thì mình ko sure, nhưng mình nhớ có một mối liên hệ giữa hằng số tốc độ phản ứng điện cực k (trong phương trình năng lượng hoạt hóa) với biểu thức thế điện cực (pt Nerst). Vấn đề này có thời gian mình sẽ lập bỉêu thức check lại !

  • Thuyết vùng dẫn cũng chỉ là một cách lập luận khác (dùng nhiều bên môn kim loại hay vật liệu) cũng tương tự như cách lập luận về mật độ dòng (bên điện hóa), đều chung một luận điểm đánh giá tinh thể.

Còn rất nhiều yếu tố đánh giá sự lựa chọn điện cực, tuy nhiên trong topic đag đề cập một phản ứng cụ thể, nên mình chỉ đưa ra một vài thông số như trên giúp chọn điện cực.

Có gì mới cứ thảo luận tiếp nhé ! :phuthuy ( :nhau (

Sau khi lục lọi mình có được thêm 1 ít information nữa. Kim loại dùng làm điện cực phải:

  • Có hoạt tính xúc tác cao để p/ứ điện cực xảy ra dễ dàng, cân bằng nhanh được thiết lập
  • Hoàn toàn trơ, thế của k/loại ko được fụ thuộc vào nồng độ các ion trong dd, ngay đến cả ion của chính k/loại làm điện cực -------> Pt là k/loại đáp ứng cao nhất tất cả các yêu cầu nên được dùng hơn cả. Moi có ngần ấy thông tin thêm để bổ sung cho dzụ điện cực. Các a e có thêm thông tin gì thì post lên nhé! Thân!

Lâu nay em luôn nghĩ về thầy giáo phải là một người đạo mạo, đeo kính trắng, đóng thùng luôn mặc quần tây áo sơ mi và đi giày như những thầy cô trước đây của em :sep ( . Em vào diễn đàn đọc rất nhiều bài viết của thầy mà không dám nghĩ lại có một thầy giáo có phong cách trẻ và hòa đồng như thế. Chúc thầy MinhTruc năm mới nhiều may mắn, niềm vui. Chúc thầy năm mới thành công và bước những bước những bước dài trên con đường hóa học để chúng em được đi theo thầy đến những chân trời mới và làm cho điễm đàn của chúng ta ngày một tuyệt vời hơn. :tinh ( :bachma ( :ot (

mình thấy dùng pd hay pt đều được nhưng dùng pt thì triệt tiêu được thế nối giữa hai kim loại làm điện cực

Làm sao triệt tiêu thế nối bằng việc thay điện cực Pd bằng Pt được. Thế nối là thế xuất hiện trên bề mặt tiếp xúc giữa hai dung dịch có thành phần (hay nồng độ) khác nhau. Sự xuất hiện thế nối là do sự di chuyển không đồng thời của các anion và cation. Trong tế bào điện hóa thế nối xuất hiện giữa bề mặt tiếp xúc giữa cầu muối và dung dịch. Để hạn chế thế nối, người ta pha trong cấu muối các muối như KCl, KNO3 có bán kính anion và cation gần bằng nhau lúc đó thế nối có thể được giảm xuống còn khoảng vài mV:chaomung

Nguyên tắc chung của chọn lựa điện cực chỉ thị thế điện cực là điện cực đó phải trơ với các thành phần của hệ chuẩn độ, thời gian đáp ứng nhanh, độ lặp lại tốt. Trong trường hợp trên Pt hay Pd khá trơ với các thành phần của hệ chuẩn độ trên. Riêng Pb thì không dùng được vì Pb có khả năng bị oxid hóa thành Pb2+ trong môi trường H2SO4 dùng tạo môi trường acid cho phản ứng chuẩn độ trên, mặt khác Pb còn có khả năng chỉ thị thế điện cực cho cặp PbSO4/Pb,SO4 có thế phụ thuộc vào hàm lượng ion SO4 trong dung dịch, thế này thay đổi khi dung dịch bị pha loãng trong quá trình chuẩn độ. Thế điện cực đo được là tổ hợp của các cặp Fe3+/Fe2+, MnO4/Mn2+, PbSO4/Pb. Kết quả chuẩn độ vì thế không thể chính xác được. :hutthuoc(

có nhiều phương pháp chuẩn độ các bác cho mình biết thêm về phương pháp chuẩn độ điên thế.Trong thế điện cực chọn lọc ion thì cơ sở của phương pháp này có phải dựa vào thế điện cực của ion hay không.:welcome (

Phương pháp chuẩn độ điện thế là phương pháp sử dụng phép đo điện thế để phát hiện điểm cuối, thay vì sử dụng các chất chỉ thị pH, chỉ thị màu kim loại, oxid hóa khử… Một hệ thống chuẩn độ điện thế (hay nói chung là một hệ đo điện thế) bao gồm hai thành phần cơ bản: 1 điện cực quy chiếu (có thế không thay đổi), 1 điện cực làm việc. Điện cực quy chiếu thông thường là calomel bão hòa, hay thông dụng hơn là Ag/AgCl. Điện cực làm việc là điện cực có thế thay đổi phụ thuộc vào nồng độ chất cần chuẩn độ hoặc nồng độ chất chuẩn. Điện cực làm việc vì thế có hai loại: điện cực chỉ thị kim loại (trong đó có 4 loại: điện cực loại 1, loại 2, loại 3, và điện cực chỉ thị oxid hóa khử) và điện cực màng chọn lọc (hay gặp là điện cực màng chọn lọc ion). Có thể tham khảo một hệ thống chuẩn độ điện thế xác định hàm lượng Clorua trong hình vẽ sau đây: Sự chuẩn độ được tiến hành có thể với buret tự động hoặc bằng tay. Đường cong chuẩn độ được vẽ với trục hoành là thể tích của chất chuẩn, trục tung là điện thế đo được, đường cong này có dạng đường loga đơn. Từ đường loga đơn ta vẽ đường đạo hàm và suy ra thể tích tại điểm cuối chuẩn độ là cực tại của đường đạo hàm. Với những thông tin thêm về phương pháp này, bạn tham khảo tại đây: http://chemvn.net/chemvn/showthread.php?t=4044

Phương pháp chuẩn độ điện thế là một trong những ứng dụng quan trọng của phương pháp đo điện thế. Phương pháp này được sử dụng khi không có chất chỉ thị màu thích hợp. Với những mẫu có màu sắc làm cho việc nhìn màu chỉ thị là bó tay thì nên dùng phương pháp này là thích hợp. Việc sử dụng phép đo điện thế để chỉ thị điểm cuối vì thế có thể được mở rộng cho rất nhiều phản ứng chuẩn độ.

Câu hỏi thứ hai của bạn không rõ nghĩa lắm. Điện cực màng chọn lọc ion là điện cực có thế phụ thuộc vào hoạt độ ion mà nó chọn lọc, không phụ thuộc vào thế điện cực chuẩn của ion đó. Tùy mỗi loại điện cực mà điện thế này phụ thuộc và hoạt độ ion chọn lọc của nó theo các cơ chế khác nhau. Phát triển các loại điện cực màng chọn lọc ion đang là một xu thế đang lên của ngành phân tích điện hóa.:nhamhiem

Thầy Trúc ơi, khi pt Fluoride trong bauxite ores mà hàm lượng Fe lớn quá 8.5% thì lại gặp nhiễu lớn do pH tại 6.5 đã làm kết tủa. dùng TISAB ở tỉ lệ 1:1 không giảm được nhiễu. giảm pH xuống 4 thì lại hạn chế phép đo (Tất cả các đk khi thay đổi đều được áp dụng cho cả blank và NaF với Lanthanum nitrate chuẩn để tham khảo.). Xin Thầy chỉ giáo ạ.

Mình có biết một số phương pháp phân tích F- nhưng không biết bạn đang nói ở đây là phương pháp gì thế . Mình cũng chưa có thông tin nhiều về hàm lượng F- trong quặng bauxite khoảng bao nhiêu (vi lượng hay đa lượng). Nhiễu khi pH 6.5 là gì thế? Với lại TISAB là gì thế???:nghi (

Mình nghĩ đây là phương pháp điện thế sử dụng điện cực màng chọn lọc ion F-. Hình như TISAB là một loại đệm pH thì phải (mình cũng chưa từng dùng loại này mà thấy bên sinh học hay dùng hơn). “nhiễu” ở đây chắc là sự không ổn định điện thế trong quá trình đo giữa mẫu cần phân tích. Việc bạn giảm pH xuống 4 là không hợp lý vì hình như đệm TISAB giữ pH 6-7. Mà với Fe thì theo mình ở pH 4 cũng có kết tủa. Ý kiến cá nhân mình thế, mong được trao đổi thêm

Phân tích trực tiếp F trong quặng bauxit và có mặt Fe bằng phương pháp điện cực màng thì sẽ khó đúng vì F sẽ tồn tại ở dạng phức fluoride AlF6 và FeF6, điện cực màng đo hoạt độ chứ không đo nồng độ. Cách làm đúng nhưng hơi nhiêu khê là chưng cất mẫu trong sulfuric acid, hấp thu hơi HF vào NaOH rồi có thể xác định bằng các phương pháp thông thường như so màu hay điện cực màng chọn lọc

  • tất nhiên là đã tách F- khỏi một phần matrix rồi.
  • đã sử dụng hai cách:
  1. cất theo Willard-Winter bằng hỗn hợp axit.
  2. phá bằng bom nhiệt lượng với phần dư base, F- chuyển vào dạng muối. Sau cả hai cách phá mẫu đó đều dùng pp chuẩn độ điện thế để xác định hàm lượng F-. ***Điều băn khoăn ở đây là:
  • dưới ảnh hưởng của hàm lượng Fe lớn thì thấy có sai số và chưa tìm ra nguyên nhân. Có nhiều phỏng đoán khác nhau và đã, đang tìm cách loại trừ nhưng chưa được đáng kể. Vậy mới post lên mong các cao tăng giúp sức. ***to giotnuoc…: bạn đã nhầm khi nói rằng F tồn tại ở dạng phức với R3+ trong bauxite. Chúng tôi đã làm rất nhiều các chương trình kiểm tra cấu trúc địa hóa khoáng vật này và chưa thấy có chỉ thị phức RF6 trong bản dịch đồ. Tôi chưa thấy trong khoáng vật nào tại VN tồn tại dạng phức này. Kể cả fluospar Đại Từ, apatit macma Lào Cai,… ***to minhtruc: chính xác TISAB là Total Ionic Strength Adjustment Buffer như bạn Huy nói. Nhưng ko phải làm việc ở 6-7 đâu ạ. Việc điều chỉnh là tùy thuôc vào người phân tích. Các sản phẩm thủy phân đều được loại trừ. Nhưng liệu chăng thời gian thủy phân cũng đồng thời xuất hiện phản ứng giữa F- và chất khác ? liệu có sự cộng kết ?

***to all: rất mong tiếp tục tranh luận.

Bạn làm lại thí nghiệm kiểm chứng này thử xem rồi kết quả thế nào pot lên cho anh em tham khảo. Mình thấy thú vị đấy: Pha một dung dịch chuẩn NaF đã biết trước nồng độ sao cho nồng độ của F- gần bằng với nồng độ của mẫu bạn phân tích. Sau đó chuẩn độ lại dung dịch đó khi có và không có thêm Fe (thêm Fe3+ vào dung dịch đem chuẩn độ cũng gần lượng Fe có trong mẫu). Kết quả chuẩn độ không biết có bị nhiễu như bạn đã từng gặp trong mẫu không. Thực ra thì Fe3+ có tạo phức với F- nhưng khá yếu.:nhamhiem

Chào các bạn, tôi có vài ý kiến bổ sung về vấn đề phân tích F trong mẫu có chứa nhiều Al hay Fe. Thực tế khi có mặt Fe và Al thì F thường tồn tại dưới dạng các phức AlFn và FeFn trong đó n tùy thuộc vào tương quan nồng độ của Al, Fe với F. Những điều tôi nói trong bài trước kể cả bài này là nói về tương quan các ion này trong dung dịch. Trong các khoáng (dạng rắn) thì có thể có nhiều dạng hợp chất khác nhau và vì đây là phân tích tổng nồng độ F nên tôi không bàn tới các cấu trúc khoáng vật kia. Vấn đề sai số khi phân tích F trong mẫu có chứa Fe, nếu đã dùng phương pháp chưng HF với acid thì cần kiểm tra lại quy trình chưng cất. Theo tôi nếu có sai số thiếu có thể là do HF bị thất thoát trong quá trình chưng cất thông qua dụng cụ cất hay hấp thu không trọn vẹn hay chưng cất chưa đủ lâu vì vậy F trong phức chưa tách ra hoàn toàn. Tôi chưa nghĩ ra các khả năng gây sai số thừa. Vài lời bàn luận

Từ từ 1 chút, mình muốn hỏi bạn chuyen_paris về quy trình phá mẫu lúc ban đầu của bạn vì nếu mình hiểu không nhầm ở đây: "- tất nhiên là đã tách F- khỏi một phần matrix rồi.

  • đã sử dụng hai cách:
  1. cất theo Willard-Winter bằng hỗn hợp axit.
  2. phá bằng bom nhiệt lượng với phần dư base, F- chuyển vào dạng muối. Sau cả hai cách phá mẫu đó đều dùng pp chuẩn độ điện thế để xác định hàm lượng F-."

là mẫu của bạn đã được chế hóa lần thứ 2 trước khi đem phân tích F-