sử dụng GC-14B -Shimadzu

Thanks Minh Truc nhieu nhe! Mình dạo này hơi lu bu nên quên trả lời câu hỏi của Ngọc Trang mặc dù cũng ngán thiệt và thấy mình spam nhiều quá rồi về chủ đề này! He He. Có gì Minh Truc tham gia luôn cho vui nhe! Nay mình trả lời tiếp câu hỏi lần trước của Ngọc Trang.

Chương trình nhiệt chạy sắc ký khí có hai loại phổ biến là:

  • Một: Chạy đẳng nhiệt (isothermic conditions) với nhiệt độ đầu và cuối như nhau (không có sự thay đổi nhiệt độ của cột và lò trong khi chạy mẫu). Chạy đẳng nhiệt thường áp dụng cho những trường hợp mẫu đơn giản có chứa rất ít hợp chất khác nhau hay một chất chính chiếm thành phần rất cao so với những chất còn lại. Chạy đẳng nhiệt áp dụng cho những công việc có tính lặp đi lập lại (routine work) như kiểm mẫu trên dây chuyền và chỉ quan tâm đến nồng độ của vài chất ở trong mẫu vì kiểu chạy này ít mất thời gian. Nhiệt độ đầu (initial temperature) có thể set up ở 120-130 oC hoặc cao hơn tùy theo loại mẫu. Khuyết điểm vì chỉ sử dụng một nhiệt độ duy nhất nên khó các mũi của các hợp chất khác nhau nhất là khi chúng có nồng độ tương đương và thời gian lưu gần bằng nhau.

  • Hai: Chạy với nhiệt độ thay đổi. Vì khả năng hóa hơi của các hợp chất có trong mẫu thường khác nhau, nên khi nhiệt độ tăng dần, các chất có nhiệt độ bay hơi thấp sẽ hóa hơi trước và dần dần đến các chất khó bay hơi hơn vì thế mà khả năng tách các chất tốt hơn nhiều so với chạy đẳng nhiệt. Tốc độ gia nhiệt càng chậm khả năng tách các chất càng tốt tuy nhiên thời gian chạy mẫu sẽ kéo dài khủng khiếp. Tốc độ gia nhiệt nhanh khả năng tách các chất giảm nhưng thời gian chạy mẫu sẽ ngắn. Nên căn cứ trên loại mẫu cụ thể mà chọn tốc độ gia nhiệt cho hợp lý.

Ngoài ra, ngay trong kiểu chạy thứ hai này, đôi lúc vẫn phải giữ đẳng nhiệt ở một nhiệt độ nào đó với khoảng thời gian nhất định (ví dụ như giữ ở 130 oC, 10 phút) để khả nâng cao khả năng phân tách các chất của cột. Nhất là khi bạn phân tích những mẫu phức tạp của dầu thô, tinh dầu, v.v.

Nhân ngày Valentine, gửi các bạn ảnh vui dưới đây của các hợp chất hóa học. Các bạn nhìn kỹ xem chúng là hợp chất gì nhé. Enjoy! Đáp án: H2O2, O2 và O3

Cám ơn Scooby-Doo nhiều nhiều! Thôi đừng ngán câu hỏi của mình nữa nhé ( làm ơn đấy hìhì…) Bài viết của bạn làm đầu óc sáng sủa cả lên mặc dù mình cũng đã mất cả buổi dịch nó từ TA.
Nhưng mình không hiểu vì sao với mẫu phức tạp như dầu thô, tinh dầu… lại cần một thời gian giữ đẳng nhiệt hả bạn, giúp mình câu này với! Bạn bận lu bù thế mà còn lãng mạn với Valentine day quá ha, còn mình nhìn quả màu hồng trong quả bóng còn không nhận ra nó là hình gì nữa rùiiiiiiiii huhu…

Các mẫu như tinh dầu chứa hàng chục hợp chất trong đó, trong dầu thô hoặc qua chưng cất sơ bộ thậm chí có hàng trăm hợp chất. Nên khi bạn gia nhiệt đến lúc nào đó, có những phân đoạn có cả chục chất cùng hóa hơi nên lúc đó phải giữ đẳng nhiệt để chúng hóa hơi từ từ mới có thể tách tốt được.

Mà cái cột nhồi của bạn chắc không tách nổi mấy cái mẫu này đâu. Thường mình phải dùng cột mao quản dài ít nhất 25-30 m cho mẫu tinh dầu và cột dài 60 m cho mẫu dầu. Nếu không có một cột mao quản dài 60 m, có thể nối hai cột dài 30 m với nhau bằng nối thạch anh rồi chạy bình thường.

Tình yêu giúp ta sống lâu hơn nên phải lãng mạn thôi dù đôi lúc tình yêu giống như uống cà phê không đường! :bepdi(

Cám ơn Scooby-Doo nhiều nhiều! Mình hỏi để hiểu thêm chứ chắc mình không chạy mẫu dầu bạn ạ, Một tuần mới lại đến, chúc bạn và diễn đàn làm việc thật hiệu quả và có thật nhiều niềm vui!

Nếu cứ uống cà fê không đường suốt thì cũng không ổn đâu bạn ạ, thỉnh thỏang phải nhấm nháp chút cà fê không đường thì mới cảm nhận được mùi vị đích thực của cà fê chứ, hìhì…

Cho mình hỏi là với cột Silicagel, chạy mẫu Etanol và Nước thì peak nào ra trước, peak nào ra sau?

Cột silica gel (viết rời ra) là cột phân cực nên chắc ethanol (bp 78 oC) ra trước nước (bp 100 oC). Để kiểm tra mũi ethanol hay nước ra trước bạn có thể làm dễ dàng như sau:

Một: Chạy hỗn hợp ethanol và nước và tìm điều kiện sao cho thấy hai mũi tách ra rõ ràng.

Hai: Dùng đúng điều kiện trên để chạy mẫu chỉ chứa ethanol, và mẫu chỉ chứa nước. Căn cứ trên thời gian lưu (retention time Rt) của hai mẫu nguyên chất bạn sẽ biết ngay là peak nào là nước, peak nào là ethanol trong mẫu hỗn hợp chạy lần đầu.

Mình không quen với đầu dò TCD , hổng biết có nhận biết được mẫu nước không nữa? Bạn có bơm thử mẫu chỉ chứa nước chưa?

Sao Ngoc Trang không xin kinh phí đi học lớp sử dụng các loại máy sắc ký? Thời gian học chừng 1-2 tuần.

chào các ban. mình đang muốn tìm hiểu về máy sắc ký khí. hôm nay vào trang web này mừng quá. các bạn có thể chỉ giùm mình vấn đề này không? mình đang dùng máy sắc ký GC-2010 của shimazu để phân tích chất lượng cồn.

  • mình thấy các máy sắc ký đều phải dùng nước cất hai lần đề ion, vậy loại nước này có tác dụng và ảnh hưởng như thế nào đối với thiết bị cũng như kết quả phân tích. Có thể sử dụng nước cất hai lần thay thế được không?( mình mới bắt đầu làm quen với máy sắc ký) rất mong nhận được sự giúp đỡ từ các bạn. Nếu có thể các bạn thông tin cho mình vào địa chỉ : nguyenhai200978@gmail.com nhé. cảm ơn rất nhiều.