Thắc mắc về hoá hữu cơ

cho em hỏi: công thức này gọi tên sao vậy? Cl | CH2=CH-CH-CH-CH=CH-CH(CH3)2 | CH-CH3 | CH2 | CH3 mà cho em hỏi làm sao để đánh CTHH một cách đơn giản nhất trong diễn đàn

chon mạch dài nhất sẽ có 11C đánh số thứ tự là 1 ở -(CH3)2 bắt đầu đọc nhé 2,9 đimetyl,8 clo undecanđien3,7 mình nhớ 8 là octa,9 là nona,10 là đeca,còn 11 là undecan 12 la đoecan 14 la tetradecan 16 la hexadecan,… cứ như thế sẽ nhớ thôi :noel6 (:tuongquan :rockon (

8-clo-2,9-metylunđeca-3,7-đien

đoạn sau cũng co thể đọc là:đi-3,7-đien là đúng với quy ước quốc tế hoặc undecanđien-3,7:021_002::021_002:

8-clo-2,9-metylunđeca-3,7-đien của bachlam chưa đúng lắm phải là 8-clo-2,9-dimetylunđeca-3,7-đien

cách ghi nhớ hệ số cũng dễ nhớ lắm bạn nè mê (met-1) em(et-2) phải(prop-3) bỏ (but-4) phí(pent-5) học(hex-6) hành(hept-7) ôi(oct-8) nàng(non-9) đẹp(đec-10) còn 1 cách nữa là Mẹ Em Phải Bón Phân Hóa Học Ở Ngoài Đồng Dễ nhớ hệ số nữa Còn ankađien thì thêm chữ “a” vào

mọi người ơi lúc thi thì người ta sẽ cho cả 2 cái tên này đúng không nhỉ

Mấy bác mua cuốn Sổ tay công thức -tên gọi các hợp chất hóa học của tác giả Phạm Trương và Nguyễn Tấn Thiện .

1.Axit fomic có làm mất màu dung dịch brom không? Mình đã hỏi 2 giáo viên dạy hoá trường mình, mỗi cô 1 ý kiến, nên mình đang rất phân vân vì chưa tìm thấy tài liệu nào nói về điều này cả.

2.amoniac, metyl amin có tác dụng với axit phenic không? Trong sách giáo khoa không nói về điều này, nhưng 1 cô giáo trường mình khẳng định là có và giải thích rằng: axit phenic có tính axit mạnh hơn nước, amoniac và metyl amin đều có phản ứng thuỷ phân với nước, thì tại sao lại không thể có phản ứng với axit phenic? Phản ứng sẽ xảy ra 2 chiều, dù xảy ra yếu. Còn 1 cô giáo thì cho rằng không xảy ra,và mình chưa kịp hỏi cô về nguyên nhân.

Rất mong nhận được ý kiến của mọi người về 2 vấn đề này! Xin cảm ơn!

Câu 1: thì trong diễn đàn này đã có câu trả lời rồi! Bạn xem [b]Ở đây[/b] HCOOH + Br2 => CO2 + 2HBr Câu 2: Ở đây vấn đề axit - bazơ mạnh hay yếu không quan trọng lắm, vì dd NH3 với dd CO2 vẫn tạo được (NH4)2CO3 đấy thôi. Dù axit cacbonic có K2 nhỏ hơn Ka của axit phenic (Thực ra chính là phenol C6H5OH). Vấn đề ở đây là khả năng tan của phenol trong nước! Phenol tan rất kém trong nước nên khả năng phản ứng của nó với các amin bị giảm đi rất nhiều! Nhưng khả năng xảy ra pứ là hoàn toàn có. Bạn có thể xem thêm [b]Ở đây[/b] Hi vọng bạn đã tự giải đáp được thắc mắc!

Mọi người ơi! ai biết từ dung dịch chưng cất gỗ để tạo axit axetic thi cần những phản ứng nào ak!!:022:

Các ankan mạch nhánh được đặt tên như sau: Xác định mạch các nguyên tử cacbon dài nhất. Đánh số các nguyên tử cacbon trong mạch này, bắt đầu từ 1 tại đầu gần nhánh hơn và tiếp tục đếm cho đến khi gặp nguyên tử cacbon cuối cùng của mạch đó ở đầu kia. Kiểm tra các nhóm đính vào mạch theo trật tự và tạo ra tên gọi cho chúng. Tạo ra tên bằng cách nhìn vào các nhóm đính vào khác nhau, và viết tên của chúng cho từng nhóm, theo trật tự sau: Số hay các số của nguyên tử cacbon, hay các nguyên tử, mà ở đó nó đính vào. Các tiền tố di-, tri-, tetra- v.v nếu nhóm đính vào 2, 3, 4 v.v vị trí trong mạch, hoặc không có gì nếu nó được đính vào chỉ một chỗ duy nhất. Tên của nhóm đính vào. Việc tạo ra tên gọi được kết thúc khi đã viết xong tên gọi của mạch cacbon dài nhất. Em không hiểu cách đặt tên như vậy , mọi người giúp em về vấn đề này cho ví dụ minh họa

Chào bạn, thật ra vấn đề gọi tên hchc đôi khi cũng làm ta đau đầu với nó. Với các alkane dây nhánh, theo như quy tắc bạn viết thì như sau:

1/ chọn mạch C dài nhất và có nhiều nhóm thế nhất làm mạch chính.(Nếu có nhiều mạch như vậy thì đối với mỗi mạch như vậy, thực hiện bước 2. Sau khi thực hiện bước 2 thì xem mạch nào có tổng chỉ số vị trí các nhóm là nhỏ nhất thì chọn mạch ấy.Nếu lỡ mà có nhiều mạch như thế thì khi đó vấn đề sẽ rắc rối hơn:24h_014: Mong sự trao đổi thêm của các bạn) 2/ đánh số trên mạch chính sao cho tổng chỉ số vị trí các nhóm thế là nhỏ nhất 3/xác định các nhóm thế gắn vào dây nhánh 4 gọi tên: Gọi tên nhóm thế trước (trc tên mỗi nhóm kèm theo chỉ số vị trí và các tiếp đầu ngữ chỉ số lần thế: di, tri, tetra), các nhóm thế đc gọi theo thứ tự a,b,c (ko tính các tiếp đầu ngữ: di, tri, tetra…, tert-, sec- nhưng lại xét đến iso, neo) + tên dây chính Giữa chữ với số cách nhau bởi dấu “-”, số với số bởi dấu “,”, chữ với chữ viết liền nhau. vd xét hợp chất ta có kết quả 2,3,5-Trimetyl-4-propylheptan

mà không phải là 4-sec-Butyl-2,3-dimetylheptan hi vọng giúp bạn được phần nào :24h_081:

Mua quyển danh pháp hóa học hữu cơ của Phan Tống Sơn ấy, rất đầy đủ(nxb GD nhé)

Mình xin đóng góp 1 tên nữa. Cách đọc này hơi khác so với IUPAC. Ta sẽ lấy mạch chính có 10C và C đầu tiên là C chứa 2 nhóm CH3. Đầu mạch có 2 CH3 gọi là iso. Vậy nên tên nhóm là 7-clo-8-metyl-isodec-2-en. Mong các bạn góp ý. Thân!

Đây cũng là IUPAC thôi mài… mà bạn nhầm 1 chỗ nối đôi chỗ C số 6 nữa 7-clo-8-metyl-isodec-2,6-dien. CTHH đề bài cho chỗ C số 7 phải là >C= thôi, khôi phải >CH2= còn mấy cái tiền tố mình cũng có 1 bài dễ nhớ: ê 2 … bu 4… pro 3… pent 5… hex 6… 7 là heptan thứ 9 là chất nonan octan thứ 8… decan thứ 10

Mình có cuốn “danh pháp các hợp chất hữu cơ” của Trần Quốc Sơn-Trần Thị Tửu cũng rất hay và cũng của NXB GD,hihi

Hợp chất hữu cơ có cả tên thông thường, tên gốc chức, tên thay thế, chi đọc tên thôi em đã thấy đau cả đầu. Có ai chỉ cho em các tên nhóm hidocacbon, tên các nhóm chức được không. Trong sách giáo khoa có các tên nhóm như anlyl, benzyl, phenyl. (CH3)2CH2CH2CH2OH có tên gốc chức là ancol isoamylic. Có còn thêm tên nào khác ko chỉ cho em với.

Bạn mua quyển “Danh pháp hóa hữu cơ” của thầy Sơn mà đọc

CT: (CH3)2-CH-CH2-C-(CH3)3 phải gọi tên theo IUPAC là: 2,2,4 trimetyl pentan hay gọi là 2,4,4 trimetyl pentan mới đúng vậy.:015: